Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE TRẺ EM ĐỊNH KỲ

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE TRẺ EM ĐỊNH KỲ

Hướng dẫn này được sử dụng để khám định kỳ cho trẻ từ 0-6 tuổi

Nguyên tắc khi khám trẻ:

- Rửa tay trước và sau khi khám trẻ

- Làm quen và tạo không khí thân thiện với trẻ

- Phòng khám trẻ: thoáng, mát và bảo đảm ấm vào mùa lạnh

- Công cụ hỗ trợ: Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em (Sổ TDSKBMTE)

Đối với trẻ đến khám lần đầu:

  1. Phần hỏi

- Chào hỏi bà mẹ và trẻ

- Yêu cầu bà mẹ đưa Sổ TDSKBMTE. Kiểm tra các thông tin về hành chính, tiền sử sức khỏe xem còn thiếu thông tin gì để bổ sung đầy đủ.

- Nếu trẻ chưa có Sổ TDSKBMTE hoặc quên mang theo. Hỏi các thông tin sau:

+ Trẻ: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; con thứ mấy

+ Mẹ: Họ và tên; tuổi; địa chỉ thường trú; dân tộc

+ Khai thác tiền sử sức khỏe của trẻ:

  • Tiền sử khi sinh (đẻ thường/sinh mổ), đẻ non hay đủ tháng, cân nặng khi sinh, tình trạng khi sinh (khóc ngay, ngạt…).
  • Tiền sử bệnh tật từ khi sinh đến thời điểm hiện tại.

+ Khai thác tiền sử bệnh tật của mẹ trong thời gian mang thai: chú ý các bệnh lây truyền từ mẹ sang con như giang mai, viêm gan B, HIV… hoặc các bệnh ảnh hưởng đến thai nhi như Zika, Rubela...

  1. Khám toàn thân

- Quan sát chung toàn trạng: vóc dáng, tương xứng giữa các bộ phận cơ thể cũng như sắc thái, biểu cảm của trẻ

- Đo cân nặng, chiều cao và vòng đầu (cho trẻ <24 tháng)

- Khám da, niêm mạc, sờ kiểm tra hạch ngoại vi

- Kiểm tra các bộ phận khác như mắt, mũi, răng, miệng, tai, bụng và các chi

- Khám bộ phận sinh dục ngoài

- Khám tim, phổi

- Nếu bà mẹ có quan tâm đến vấn đề sức khỏe nào đó của trẻ, khám kỹ bộ phận đó để xác định xem trẻ có dấu hiệu bệnh lý không?

- Nếu phát hiện trẻ bị bệnh, không cần đánh giá tiếp mà làm thủ tục chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp cho trẻ. Yêu cầu người nhà thông báo kết quả sau điều trị và hẹn đến khám định kỳ lần sau.

  1. Đánh giá tình trạng phát triển về thể chất

- Dựa vào kết quả cân nặng và chiều cao để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

- Đối với trẻ có cân nặng/chiều cao thấp so với độ tuổi: đo chu vi vòng cánh tay để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng.

- Đối với trẻ < 24 tháng: Đánh giá vòng đầu có bình thường không?

  1. Đánh giá về phát triển tinh thần, vận động

Tùy theo độ tuổi của trẻ, đánh giá sự phát triển tinh thần vận động theo các mốc thời gian như hướng dẫn ở Sổ TDSKBMTE hoặc trong Tài liệu đào tạo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sức khỏe sinh sản.

- Đánh giá về phát triển thể lực:

+ Dáng vóc, tốc độ lớn

+ Các vận động thô: về độ mạnh, giữ cân bằng, vận động, di chuyển như: cử động tay, chân; lẫy; bò; trườn, ngồi; đi, đứng; chạy nhảy v.v.

+ Các vận động tinh: phối hợp giữa vận động và các bộ phận khác của cơ thể như tai, mắt: nhìn và cười với người thân; chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác; vẽ; xếp hình; sự khéo léo.v.v

- Đánh giá về phát triển về ngôn ngữ: biểu cảm bằng phát ra âm thanh, khả năng hiểu và kết nối biểu hiện thành lời nói.

+ Cười, hóng chuyện

+ Nói được từ đơn giản

+ Nhắc lại lời nói của người khác

+ Ghép các từ có nghĩa

+ Nói câu hoàn chỉnh

+ Nói được câu phức tạp, có nghĩa

- Đánh giá về phát triển cảm xúc cá nhân và giao tiếp xã hội

+ Nhận lạ, quen

+ Biểu lộ cảm xúc vui, buồn

+ Khả năng nhận biết

+ Giao tiếp, trao đổi với bạn bè, mọi người xung quanh

  1. Kiểm tra về Tiêm chủng

Kiểm tra Sổ TDSKBMTE hoặc hỏi bà mẹ xem trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ và theo đúng lịch chưa?

- Nếu chưa đủ, hướng dẫn tiêm đủ và đúng lịch

- Nếu tiêm đủ, ghi vào Sổ và nhắc mẹ/người chăm sóc trẻ ngày tiêm chủng tiếp theo.

  1. Giáo dục sức khỏe:

Dựa vào các thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ, hành vi thói quen không có lợi theo phong tục tập quán địa phương và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ để lựa chọn các nội dung tư vấn chăm sóc sức khỏe phù hợp

- Nếu bà mẹ đã làm đúng, trẻ phát triển tốt: khen ngợi và khuyến khích bà mẹ tiếp tục.

- Nếu có những thực hành chưa đúng: tư vấn, hướng dẫn thay đổi và cải thiện về các thực hành đó.

Nội dung giáo dục sức khỏe bao gồm:

- Hướng dẫn cách nuôi dưỡng trẻ:

+ Trẻ dưới 2 tuổi: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; sau 6 tháng bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

+ Trẻ từ 2 tuổi-6 tuổi: ăn chung với chế độ ăn của gia đình nhưng cần ưu tiên đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân đối với 4 nhóm thực phẩm cơ bản.

- Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại gia đình:

+ Theo dõi sự phát triển theo biểu đồ tăng trưởng

+ Chăm sóc răng miệng, vệ sinh thân thể

+ Bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích

+ Hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế

- Giải đáp, hướng dẫn tất cả câu hỏi, thắc mắc của bà mẹ/người chăm sóc trẻ

- Bảo đảm bà mẹ/người chăm sóc trẻ hiểu và nhớ những điều bạn tư vấn bằng cách yêu cầu nhắc lại nội dung cơ bản, cần thiết đối với con họ.

  1. Ghi chép

- Ghi đầy đủ nội dung khám, kết quả và ngày hẹn khám lần sau vào Sổ TDSKBMTE. Nếu chưa có, ghi vào Sổ Y bạ của trẻ.

- Ghi nội dung khám vào sổ “Khám bệnh” (sổ A1) lưu tại cơ sở y tế: lưu ý ghi phần sức khỏe trẻ em vào một quyển sổ A1 riêng.

  1. Kết luận-dặn dò:

- Thông báo cho bà mẹ/người chăm sóc trẻ biết kết quả khám trẻ.

- Nhắc bà mẹ/người chăm sóc trẻ thời gian cho lần khám sau và lịch tiêm chủng lần tiếp theo.

- Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng: tư vấn kỹ hơn về nuôi dưỡng và hẹn khám định kỳ sớm hơn.

- Đối với trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ về bệnh lý: hướng dẫn theo dõi chặt chẽ hơn hẹn khám lại sớm hơn hoặc chuyển gửi trẻ đến cơ sở y tế thích hợp để được theo dõi, xử trí tiếp.

- Chào và hẹn gặp lại

Đối với trẻ đến khám theo dõi định kỳ:

Những lần khám trẻ định kỳ tiếp tục cũng theo các bước như trên nhưng không cần hỏi lại các thông tin về hành chính, tiền sử sinh đẻ. Cần chú ý thêm một số nội dung sau:

- Nếu trẻ có bệnh phải điều trị hoặc cần theo dõi về một vấn đề nào đó từ lần khám trước: kiểm tra lại xem trẻ đã hồi phục hoặc bình thường lại chưa?

- Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng: đánh giá mức độ suy dinh dưỡng so với lần trước. Chú ý tư vấn nuôi dưỡng để cải thiện, duy trì ổn định tình trạng trẻ

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các loại sai số

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phát hiện sớm và dự phòng bệnh đái tháo đường

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI KỲ
    11. Hội chứng antiphospholipid
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space