Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHỌC DÒ TỦY SỐNG VÀ KỸ THUẬT CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

CHỌC DÒ TỦY SỐNG

  1. Chỉ định.

- Chọc dò để xác định chẩn đoán các bệnh viêm màng não, xuất huyết não-màng não.

- Đánh giá đáp ứng kháng sinh trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn.

  1. Chống chỉ định.

- Tình trạng tuần hoàn không ổn định.

- Nhiễm khuẩn tại vị trí chọc dò.

- Thoát vị màng não tủy tại vị trí chọc dò.

- Tiểu cầu dưới 50.000/mm3

- Thận trọng khi trẻ có rối loạn đông máu nặng trên lâm sàng.

  1. Nguyên tắc tiến hành.

- Kiểm tra chức năng sống của trẻ trước khi tiến hành.

- Dùng thuốc giảm đau.

- Tiến hành thủ thuật khi trẻ không bị kích thích.

- Tuân thủ theo quy trình vô khuẩn.

- Đảm bảo giữ ấm cho trẻ trong quá trình làm thủ thuật.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật:

+ Người phụ giữ trẻ nằm nghiêng, quay mặt về phía người phụ, lưng đặt sát và song song với mép bàn, hơi uốn lưng trẻ sao cho các khe đốt sống lưng giãn rộng. (một tay người phụ giữ đầu và cổ, một tay giữ đùi, tránh gập cổ gây ngừng thở)

+ Người làm thủ thuật xác định vị trí chọc: khe liên đốt sống thắt lưng 4-5 (lấy mốc kẻ đường thẳng nối 2 gai chậu trước trên vị trí chọc dò thường lên một đốt sống )

+ Sát khuẩn.

+ Chọc kim vào khe liên đốt thắt lưng 4-5 hướng vuông góc với cột sống, vào sâu khoảng 1cm. Rút thông nòng thấy dịch não tủy chảy ra lấy 1ml cho xét nghiệm tế bào, 2 ml để xét nghiệm sinh hóa (Protein, đường, muối, phản ứng pandy), 0,5 ml cho cấy dịch não tủy.

+ Sau khi lấy dịch, lắp thông nòng và rút kim.

+ Băng ép bằng gạc vô khuẩn.

  1. Theo dõi và cách xử trí.

- Chọc chạm máu: dừng thủ thuật, chọc lại sau 24 giờ.

- Nhiễm khuẩn tại chỗ: chăm sóc và tránh chọc kiểm tra dịch não tủy tại các vị trí đó ở các lần chọc sau.

- Sau chọc đặt trẻ nằm sấp theo dõi tại phòng thủ thuật.

- Theo dõi tình trạng tim mạch, hô hấp, toàn trạng trong 10 phút trước khi đưa trẻ về với mẹ.

- Chú ý phát hiện các biến chứng như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, nhiễm khuẩn, tụ máu nơi chọc dò... để xử trí kịp thời.

 

KỸ THUẬT CHIẾU ĐÈN ĐIỀU TRỊ VÀNG DA

  1. Chỉ định: Nồng độ bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường theo ngày tuổi, cân nặng và mức độ vàng da hoặc dựa vào tiêu chuẩn trong bảng Krammer.
  2. Chống chỉ định: Khi vàng da tăng bilirubin trực tiếp.
  3. Nguyên tắc tiến hành.

- Cần chiếu đèn sớm đặc biệt ở trẻ đẻ non.

+ Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.Trẻ cần phải được nằm trần chỉ quấn một khố mỏng để da của trẻ tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Thay đổi tư thế 2 giờ/lần. Bảo đảm thân nhiệt cho trẻ.

+ Che mắt và bộ phận sinh dục khi chiếu đèn.

+ Bồi phụ đủ lượng nước mất khi chiếu đèn. Khuyến khích dùng sữa mẹ.

+ Kiểm tra bilirubin máu 12-24 giờ/lần và dựa vào kết quả xét nghiệm bilirubin gián tiếp, toàn phần để có chỉ định tiếp tục điều trị bằng phương pháp chiếu đèn nữa hay không.

+ Ngừng chiếu đèn khi: vàng da giảm rõ, bilirubin trở về bình thường.

+ Chuyển thay máu nếu chiếu đèn không hiệu quả, bilirubin tăng cao.

  1. Chăm sóc và theo dõi.

- Theo dõi cân nặng, đảm bảo năng lượng nuôi dưỡng trẻ tùy theo ngày tuổi và cân nặng.

- Theo dõi tình trạng da, triệu chứng thần kinh… trên lâm sàng.

- Theo dõi đường huyết, bilirubin máu và điện giải đồ để kịp thời điều chỉnh.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    chẩn đoán và điều trị suy tim cấp

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biến chứng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kết luận
    Đau bụng cấp
    vai trò của bác sĩ gia đình trong cssk người cao tuổi
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space