CHỌC HÚT VÀ ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI - Chỉ định:
- Tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi gây khó thở do chèn ép. - Đặt dẫn lưu màng phổi trong trường hợp tràn khí hoặc tràn dịch tái phát nhiều lần. - Đặt dẫn lưu sau mổ lồng ngực. - Chuẩn bị dụng cụ
2.1. Chọc hút màng phổi - Kim luồn 18, 20, hoặc 22G hoặc kim bướm 23G hoặc 25G. - Chạc ba, bơm tiêm 10 hoặc 20 ml. - Bông, gạc, dung dịch sát khuẩn. - Găng và khăn phủ vô khuẩn, mũ, khẩu trang. 2.2. Dẫn lưu màng phổi - Ống dẫn lưu kích thước phù hợp. - Bơm tiêm 10ml. - Dung dịch sát khuẩn, bông gạc. - Găng và khăn vô khuẩn, áo choàng, mũ, khẩu trang. - Dụng cụ vô khuẩn: dao mổ, kéo, kẹp, panh cong, chỉ khâu (3.0-4.0). - Hệ thống bình hút dẫn lưu kín. - Nguyên tắc tiến hành thủ thuật:
- Giải thích cho người nhà sự cần thiết phải làm thủ thuật và các tai biến có thể xảy ra trong quá trình tiến hành. - Trước khi làm thủ thuật nếu điều kiện cho phép nên chụp X quang xác định vị trí và mức độ, tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi. X quang thường tốn thời gian nên trong tình huống cấp cứu, cần chọc hút ngay nếu lâm sàng gợi ý rõ mà không cần chụp X quang. Chuẩn bị bệnh nhân: - Hỗ trợ hô hấp, đảm bảo thân nhiệt. - Theo dõi nhịp tim, huyết áp và SpO2 khi làm thủ thuật. - Bệnh nhân nằm ngữa, đầu cao nếu chọc đường giữa xương đòn. Trường hợp chọc đường nách trước hoặc nách giữa, cho trẻ nằm nghiêng, phía bị bệnh ở trên tạo một góc với mặt giường 60-75 độ trong trường hợp hút khí và 15-30 độ trường hợp hút dịch. Nâng tay phía chọc hút lên đầu hoặc qua bên. - Giảm đau: + Đường sucrose hoặc vài giọt sữa mẹ đường miệng trong trường hợp chọc hút. + Lidocain 1% tiêm dưới da. + Morphin hoặc Fentanyl đường tĩnh mạch. Bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối. 3.1. Chọc hút màng phổi - Xác định vị trí chọc dò: liên sườn 2-3 đường giữa xương đòn hoặc liên sườn 4-5 đường nách trước phía bên tràn khí; liên sườn 4-5 hoặc 5-6 đường nách giữa phía bên tràn dịch. - Đội mũ, khẩu trang, găng tay vô khuẩn, thực hiện vô khuẩn theo đúng quy trình. - Chuẩn bị dụng cụ: lắp bơm tiêm vào chạc ba và kim bướm/kim luồn. - Chọc kim thẳng góc vào vị trí đã được xác định, sau khi qua màng phổi có thể hướng về phía đầu trong trường hợp tràn khí. Chọc kim hướng về phía lưng sau khi xuyên qua màng phổi trong trường hợp tràn dịch. Thường là sau khi kim xuyên da khoảng 1 cm, vừa đẩy kim vừa rút bơm tiêm kiểm tra xem có khí hoặc dịch. Rút nòng nếu dùng kim luồn rồi từ từ đẩy kim luồn vào khoang màng phổi. - Nối với chạc 3 và dây nối, rút khí/dịch, nhẹ nhàng đẩy khí/dịch qua chạc ba (khóa phía bệnh nhân) nếu lượng nhiều. - Rút kim và ép chặt chỗ chọc dò. - Đặt 1 miếng bông gạc vô khuẩn lên vùng chọc dò, băng dính. - Thường xuyên đánh giá tình trạng của trẻ để theo dõi sự tái xuất hiện tràn khí. 3.2. Dẫn lưu màng phổi - Vị trí dẫn lưu: gian sườn 4-5 ở đường nách trước cho tràn khí, gian sườn 4-5 hoặc 5-6 đường nách giữa cho tràn dịch. - Đội mũ, khẩu trang, mặc áo choàng, găng vô khuẩn. - Đảm bảo vùng thủ thuật vô trùng. - Tiêm Lidocain 1% dưới da tại vị trí dẫn lưu. - Dùng dao rạch da tại bờ trên xương sườn 6 kích thước khoảng 0,5-1cm, dùng panh cong đưa qua đường rạch, bóc tách mô dưới da hướng panh về phía bờ trên xương sườn 5, ấn chắc tay qua các cơ liên sườn và thành màng phổi, có thể nghe tiếng khí xì ra khi đầu panh vào được khoang màng phổi trong trường hợp tràn khí. - Tách 2 đầu panh vừa đủ để mở một lỗ cho phép đưa ống dẫn lưu vào, đưa ống ra trước hướng về đường giữa xương đòn nếu tràn khí. Đưa ống hướng về phía sau nếu tràn dịch. - Đưa ống dẫn lưu vào khoang màng phổi sâu khoảng 2-3cm ở trẻ đẻ non, 3-4cm đối với trẻ đủ tháng. Kiểm tra có khí hoặc dịch chảy ra. - Khâu cố định ống dẫn lưu. - Đặt trẻ ở tư thế dẫn lưu tốt và thoải mái, lưu ý khí di chuyển lên trên. - Gắn với bình hút dẫn lưu liên tục. Áp lực hút thường bắt đầu với -10cm H2O. - Ghi nhận ngày giờ- tên người đặt dẫn lưu. - Chụp X quang kiểm tra vị trí đầu ống dẫn lưu và khoang màng phổi sau thủ thuật. - Theo dõi: + Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, SpO2, quan sát gạc phủ ống dẫn lưu. + Hệ thống dẫn lưu: áp lực hút, lượng và màu sắc dịch màng phổi. - Biến chứng và cách xử trí
- Chảy máu do chạm các mạch máu chính: băng ép và theo dõi mức độ xuất huyết có hướng xử trí ngoại khoa kịp thời. - Tổn thương các tổ chức (phổi, gan hoặc lách): phải đảm bảo vị trí chọc dò đúng, kỹ thuật và tư thế bệnh nhân đúng. - Tổn thương thần kinh hoành gây liệt cơ hoành, tổn thương hạch thần kinh ngực gây hội chứng Horner. - Ống dẫn lưu sai vị trí: kiểm tra Xquang và đánh dấu vị trí ban đầu. - Nhiễm khuẩn: kháng sinh theo phác đồ và kháng sinh đồ. - Tràn khí màng phổi: đảm bảo vị trí đúng của kim chọc hút, dẫn lưu màng phổi nếu cần thiết. - Tràn khí dưới da: thường tự khỏi.
|