CẤP CỨU SẶC SỮA - Tuyến xã.
- Hướng dẫn các bà mẹ phát hiện, nhận biết các dấu hiệu sặc sữa và sơ cứu sặc sữa kịp thời theo quy trình kỹ thuật. Ngay lập tức: + Đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi của bạn, đầu thấp hơn thân. + Vỗ lưng: dùng gốc lòng bàn tay phải vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai. + Nếu còn tắc nghẽn, lật ngửa trẻ tiến hành ấn ngực: - Lật trẻ nằm ngửa, dùng 2 ngón tay (trỏ và giữa) ấn 5 cái vào vị trí dưới điểm cắt của đường nối 2 núm vú và đường giữa ức một khóat ngón tay.
- Nếu còn tắc nghẽn: quan sát vùng họng và mũi trẻ, nếu có sữa thì hút sạch.
- Đánh giá lại trẻ sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực:
o Nếu trẻ hồng hào, khóc tốt: không cần làm tiếp o Nếu trẻ vẫn còn khó thở: tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực. - Nếu cần thiết, có thể lặp lại trình tự như trên 5-10 lần
+ Trong khi cấp cứu như trên phải quan sát đánh giá trẻ. Nếu ngừng tim, ngừng thở thì tiến hành hồi sức ngừng tim, ngừng thở (xem bài “Cấp cứu ngừng thở, ngừng tim”). - Chuyển tuyến khi trẻ đã thở được. - Tuyến huyện. (bổ sung thêm: A, B, C, D)
Tiến hành các cấp cứu ban đầu như ở tuyến xã và hỗ trợ hô hấp khi cần - Xử trí các biến chứng kèm theo. - Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị. - Tuyến tỉnh và trung ương.
Như tuyến huyện. - Hỗ trợ hô hấp khi cần. - Điều trị các triệu chứng nặng và các biến chứng kèm theo khác.
|