Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP)

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC (CPAP)

Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là phương pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp vẫn còn nhịp tự thở bằng cách duy trì một áp lực đường thở dương liên tục suốt chu kỳ thở

  1. Chỉ định

- Suy hô hấp thất bại với thở oxy qua ngạnh mũi:

+ Đánh giá suy hô hấp dựa vào khí máu (nếu có) khi độ bão hòa oxy SpO2 < 90% hoặc PaO2 < 50mmHg.

+ Hoặc dựa vào dấu hiệu lâm sàng suy hô hấp: trẻ bệnh vẫn còn ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh > 60 lần/phút.
  • Rút lõm ngực.
  • Thở rên thì thở ra.
  • Tím tái.

- Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non tháng (< 20 giây).

- Xẹp phổi.

- Bệnh màng trong.

- Viêm phế quản phổi.

- Phù phổi.

- Mềm khí quản (tracheal malacia) hoặc một số các bất thường tương tự ở đường hô hấp dưới.

- Cai máy thở.

  1. Chống chỉ định:

- Dị tật đường hô hấp trên (sứt môi hở hàm ếch, teo lỗ mũi sau), teo thực quản có dò khí-thực quản, thoát vị hoành; kén khí phổi bẩm sinh....

- Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.

- Sốc.

  1. Tiêu chuẩn ngừng cho thở CPAP.

- Trẻ không còn biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, thở đều, hồng hào, không co kéo cơ hô hấp.

- Thở CPAP với áp lực 5 cm nước, nồng độ O2 khí thở vào (FiO2) < 30% mà vẫn duy trì SpO2> 90%.

  1. Thất bại CPAP: Khi người bệnh thở CPAP với FiO2 > 60% và PEEP ≥ 6cmH2O (thở gọng mũi) hoặc PEEP ≥ 10cm H2O (thở ống thông mũi một bên) mà người bệnh còn có dấu hiệu:

- Cơn ngừng thở dài trên 20 giây kèm tụt SpO2, chậm nhịp tim.

- Ngừng thở dài.

- Tím tái, tăng co rút lồng ngực, nhịp tim, nhịp thở tăng lên.

- SpO2 < 85% trên 3 lần/1 giờ liên tục.

- Khí máu động mạch: pH < 7,25 PaO2 < 50mmHg, pCO2 > 60mgHg.

thì chuyển thở máy hoặc chuyển tuyến an toàn (nếu không có máy thở).

  1. Kỹ thuật tiến hành: thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Lưu ý:

- Bảo đảm hệ thống thở kín.

- Bảo đảm vô khuẩn.

- Theo dõi, đề phòng các biến chứng (tràn khí màng phổi, xuất huyết nội sọ, nhiễm khuẩn tại chỗ….)

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Loãng xương

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dáng đi liệt nữa người dưới

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh lý tiềm ẩn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các mức độ của chăm sóc dự phòng
    Đặc điểm triệu chứng
    399
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space