Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ SƠ SINH

(Trở về mục nội dung gốc: 4128/QĐ-BYT )

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ SƠ SINH

  1. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

- Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, giang mai bẩm sinh, uốn ván nên dùng kháng sinh diệt khuẩn đường tĩnh mạch và phối hợp.

- Nếu có thể, nên cấy tìm tác nhân gây bệnh trước khi chỉ định kháng sinh kinh nghiệm, để hướng dẫn điều trị

- Thận trọng khi dùng những kháng sinh có độc tính đối với gan và thận (như cloramphenicol, aminoglycoside, quinolone)

- Không trộn lẫn các kháng sinh khác nhau khi dùng.

- Ngưng ngay kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn

  1. Các kháng sinh sử dụng theo tuyến. Tuyến xã:

- Chỉ định kháng sinh đường tiêm bắp (vị trí mặt ngoài và giữa đùi), hoặc khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn và chuyển bệnh nhi lên tuyến trên

- Tuân thủ nguyên tắc tiêm an toàn

Tuyến huyện:

- Như tuyến xã.

- Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, phối hợp kháng sinh trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Nếu không thể thiết lập đường truyền tĩnh mạch, cho một liều kháng sinh đường tiêm bắp cho đến khi có đường truyền tĩnh mạch

- Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng bệnh không cải thiện sau 2 ngày điều trị (hội chẩn phác đồ điều trị trước khi chuyển tuyến

Tuyến tỉnh và tuyến trung ương:

- Làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn.

- Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ.

- Sau 72 giờ điều trị, nếu tình trạng bệnh không cải thiện thì phải đánh giá lại chẩn đoán và xem xét thay đổi kháng sinh.

- Dừng sử dụng kháng sinh ngay khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn.

Trở về mục nội dung gốc: 4128/QĐ-BYT

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bóng tim

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cập nhật phát hiện, phòng và điều trị rối loạn chức năng tiền đình - Chăm sóc người bệnh chóng mặt

    tư liệu tham khảo bên ngoài.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chiến lược điều trị tái thông động mạch vành
    EHPAD
    Tổng quan
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space