Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


U XƠ TỬ CUNG VÀ U BUỒNG TRỨNG

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

U XƠ TỬ CUNG

  1. Định nghĩa

U xơ tử cung hay u xơ cơ tử cung là khối u tế bào cơ trơn lành tính của tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 30-50 tuổi.

  1. Phân loại

- U xơ dưới thanh mạc: có thể có cuống hay không, thường phát triển về phía ổ bụng, hố chậu, hoặc giữa hai lá của dây chằng rộng gây chèn ép vào niệu quản, hay nhầm với u buồng trứng.

- U xơ kẽ: là khối u phát triển từ phần giữa của cơ tử cung, làm biến dạng buồng tử cung.

- U xơ dưới niêm mạc: là khối u xơ cơ ở dưới niêm mạc. Đôi khi có cuống đẩy lồi vào buồng tử cung gọi là polip xơ.

  1. Triệu chứng

Thường phát hiện khi đi khám vì lý do: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, chậm có thai, ra máu âm đạo hoặc tự sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới.

3.1. Triệu chứng cơ năng

- Bệnh nhân có thể thiếu máu nếu có băng kinh hoặc ra máu kéo dài

- Ra máu từ buồng tử cung là triệu chứng chính (nhất là các u xơ dưới niêm mạc), thể hiện dưới dạng cường kinh, rong kinh.

- Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau kiểu nặng bụng, tức bụng.

- Ra khí hư trong, loãng.

3.2. Triệu chứng thực thể

- Nắn bụng: thấy khối u ở vùng hạ vị.

- Đặt mỏ vịt: có thể thấy hình ảnh polip có cuống, chân nằm ở trong buồng tử cung.

- Thăm âm đạo kết hợp nắn bụng thấy tử cung to, chắc, có khi thấy những khối lồi trên mặt tử cung. Di động cổ tử cung thì khối u di động theo.

3.3. Cận lâm sàng

- Siêu âm: thấy hình ảnh khối u xơ ở tử cung.

- Công thức máu: phát hiện thiếu máu nếu mất máu nhiều, kéo dài.

  1. Chẩn đoán:

4.1. Chẩn đoán xác định:

Dựa vào lâm sàng và siêu âm.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Có thai.

- U buồng trứng.

- Bệnh lý nội mạc trong cơ tử cung (adenomyosis).

- Các khối u ngoài đường sinh dục (u ruột, u mạc treo, …).

  1. Tiến triển và biến chứng

5.1. Tiến triển

U xơ tử cung thường tiến triển chậm, sau một thời gian khối u có thể tăng kích thước gây nên triệu chứng và biến chứng. Chỉ khoảng 0,05% trường hợp u xơ tử cung biến chứng thành sarcoma. Nếu khối u nhỏ không gây triệu chứng hoặc biến chứng gì đáng kể. Thời kỳ mãn kinh, u xơ tử cung có thể ngừng phát triển.

5.2. Biến chứng

5.2.1. U xơ tử cung ở người không có thai

- Xuất huyết tử cung bất thường: thường do u xơ dưới niêm mạc.

- Chèn ép các tạng lân cận: u xơ trong dây chằng rộng chèn ép niệu quản, u to chènvào bàng quang, trực tràng.

- Thoái hoá: một số trường hợp khối u to có thể có biến chứng thoái hóa hoại tử vô khuẩn hoặc thoái hóa kính.

- Xoắn khối u dưới thanh mạc có cuống: đau dữ dội ở vùng hố chậu, kèm dấu hiệu kích thích phúc mạc (nôn, bí trung tiện).

5.2.2. U xơ tử cung và thai nghén: u xơ tử cung có thể gây

- Chậm có thai hoặc vô sinh,

- Sẩy thai, chậm phát triển trong tử cung, đẻ non.

- Rau tiền đạo, rau bám chặt.

- Đẻ khó do cơn co hoặc ngôi thai: khi chuyển dạ thường gây rối loạn cơn co, chuyển dạ kéo dài, ngôi thai bất thường, ngôi cúi không tốt, u xơ trở thành khối u tiền đạo cản trở đường ra của thai.

- Thời kỳ sổ rau thường gây băng huyết, đờ tử cung.

- Thời kỳ hậu sản: u xơ có thể gây bế sản dịch, nhiễm khuẩn hậu sản, hoại tử vô khuẩn, u xơ dưới thanh mạc có cuống có thể bị xoắn.

  1. Xử trí

- Nếu khối u nhỏ, chưa có biến chứng: theo dõi, khám định kỳ 3 tháng một lần hoặc điều trị nội khoa.

- Nếu khối u xơ to và/hoặc có biến chứng: phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên tuổi, số con, nhu cầu sinh sản và loại biến chứng:

+ Điều trị trì hoãn (tạm thời): dùng progestin (đường uống, đặt âm đạo hoặc dụng cụ tử cung chứa progestin), kháng progesteron (Mifepristone), viên thuốc tránh thai phối hợp, GnRH đồng vận

+ Ngoại khoa:

  • Bảo tồn tử cung: bóc nhân xơ, thuyên tắc mạch.
  • Cắt tử cung toàn phần.
  • Với u xơ dưới niêm mạc: có thể được chẩn đoán và điều trị bằng soi buồng tử cung và cắt u qua soi buồng.

 

U BUỒNG TRỨNG

  1. Định nghĩa

U buồng trứng là các khối u của buồng trứng gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, bao gồm u nguyên phát (dạng đặc hoặc dạng nang) và u thứ phát do di căn từ xa đến buồng trứng.

  1. Phân loại

2.1. U dạng nang

2.1.1. Nang buồng trứng cơ năng

Thường là những nang nhỏ, đường kính dưới 5-6cm, thường tồn tại trong một vài chu kỳ. Các loại nang cơ năng bao gồm:

- Nang bọc noãn: do nang De Graaf không vỡ vào ngày phóng noãn.

- Nang hoàng tuyến: thường gặp trong chửa trứng, ung thư nguyên bào nuôi hoặc quá kích buồng trứng ở người bệnh vô sinh.

- Nang hoàng thể.

2.1.2. Nang thực thể buồng trứng

Phần lớn nang lành tính, tuy nhiên vẫn có khả năng ác tính.

- U nang thanh dịch (dịch trong): có thể gặp cả 2 bên (30-35%), tỷ lệ ác tính 20-25%.

Khám tiểu khung thấy khối u, hoặc siêu âm thấy khối u.

- U nang nhầy: thường có nhiều thuỳ chứa dịch nhầy đặc, kích thước thường to nhất trong các u buồng trứng. Tỷ lệ ác tính dưới 20%.

- U nang bì: còn gọi là u quái (teratoma), chứa các mô như răng, lông tóc, bã đậu. Nang bì thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính, tỷ lệ ác tính 1-5%. Hay được phát hiện ở lứa tuổi 20-30 tuổi, ít khi gặp 2 bên.

- U lạc nội mạc tử cung: thường gây thống kinh, thường khó có thai.

2.2. U đặc và u thứ phát:

Tỷ lệ ác tính cao hơn u dạng nang.U thứ phát tại buồng trứng do di căn từ cơ quan khác đến như u Krukenberg do ung thư dạ dày di căn.

2.3. U hỗn hợp:

U vừa có thành phần nang lẫn đặc.

  1. Tiến triển và biến chứng

- Có thể tiến triển rất nhanh nếu là u ác tính.

- Xoắn nang: trên bệnh nhân có u buồng trứng đã được chẩn đoán trước hay chưa được chẩn đoán, đau bụng đột ngột. Hay gặp u bì.

- Chèn ép các tạng trong tiểu khung gây đau bụng, đái khó.

- Vỡ nang: thường xảy ra sau khi khối u buồng trứng bị xoắn không được mổ kịp thời.

- Xuất huyết trong nang.

- Ung thư hóa.

- U buồng trứng và thai kỳ: Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm. Có thể gặp bất kỳ loại nang nào nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay nang bì, ít khi gặp nang ác tính. Nếu xoắn nang phải phẫu thuật cấp cứu, nếu không xoắn thì phẫu thuật vào đầu quý II của thai kỳ hoặc sau sinh. U nang có thể gây sẩy thai, đẻ non, u tiền đạo, ngôi bất thường, xoắn u nang sau sinh (tham khảo thêm bài “Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ” và “Chuyển dạ đình trệ”).

  1. Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm một số chất chỉ điểm khối u, đặc biệt là CA125 và HE4 (nếu có điều kiện).

4.1. Lâm sàng:

- Cơ năng: thấy nặng hoặc đau tức vùng chậu, hoặc thấy bụng to ra; nhiều trường hợp không có triệu chứng cơ năng.

- Thực thể: khám thấy khối u hạ vụ, di động tách biệt với tử cung.

4.2. Cận lâm sàng:

- Siêu âm

- Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: hỗ trợ chẩn đoán bản chất và mức độ xâm lấn.

- Các chất chỉ điểm sinh học khối u: CA125, HE4 có nồng độ gia tăng.

  1. Xử trí:

- U cơ năng: theo dõi, tái khám sau 3-6 tháng; có thể chỉ định thuốc viên tránh thai phối hợp trong thời kỳ theo dõi.

- U thực thể: tùy theo bản chất khối u, độ tuổi, nhu cầu sinh sản để có phương pháp phẫu thuật tương ứng. U lạc nội mạc tử cung: xem bài “Lạc nội mạc tử cung”.

- Nếu nghi ngờ ác tính cần xét nghiệm mô bệnh học (cắt lạnh chẩn đoán tức thì hoặc mô bệnh học cổ điển) để xác định bản chất và lấy máu bệnh nhân định lượng các chất chỉ điểm sinh học khối u.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    BECLOMETASON

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xử trí cơn COPD nặng

    Đỗ Ngọc Chánh.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sử dụng thuốc thoa trong da liễu

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ngứa do thụ thể ngứa (pruritoceptive itch)
    Xquang trong chẩn đoán lao phổi
    Nâng cấp mã nguồn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space