Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các xét nghiệm được thực hiện khi trẻ bị khò khè

(Tham khảo chính: ICPC )

Mặc dù khò khè thường được chẩn đoán lâm sàng và không cần thêm xét nghiệm nào khác, nhưng đối với trẻ em bị khò khè tái phát hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
    Xét nghiệm máu tổng hợp (CBC): Đối với bệnh nhân cơ địa dị ứng, xét nghiệm công thức máu có thể giúp chẩn đoán tăng bạch cầu ái toan.
    Xét nghiệm dị ứng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm dị ứng như test da hoặc đo lường immunoglobulin, đặc biệt để kiểm tra nồng độ IgE đặc hiệu.
    Các xét nghiệm về chức năng hô hấp: hô hấp ký, dao động xung ký, phế thân ký…, mỗi xét nghiệm có vai trò đánh giá chức năng phổi khác nhau và chỉ định cho các lứa tuổi khác nhau.
    Đo nồng độ Nitric oxid khí thở ra ( FeNO-fraction of exhaled nitric oxide) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp nhận dạng và theo dõi diễn tiến viêm tăng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân hen. 
    X-quang ngực: X-quang ngực chủ yếu được sử dụng để xác định các bất thường về cấu trúc, phát hiện hít phải dị vật hoặc các bệnh lý nền khác trong một số trường hợp.
    Chụp CT ngực: Chụp CT ngực có thể được thực hiện khi có các bất thường nghi ngờ trên phim Xquang ngực hoặc các triệu chứng vẫn tồn tại sau khi đã được điều trị theo các nguyên nhân thường gặp ban đầu.

Các xét nghiệm khác:
    Chụp X-quang dạ dày - tá tràng bằng thuốc cản quang để xác định các vấn đề về bất thường cấu trúc đường tiêu hóa.
    Đo PH thực quản nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
    Đánh giá nuốt nếu nghi ngờ hít phải là nguyên nhân gây ra khò khè, đặc biệt trong một số tình trạng nhất định như bệnh thần kinh cơ.
Nội soi phế quản trong các trường hợp nghi ngờ dị vật đường thở, lỗ dò từ đường tiêu hóa….
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống minh họa
  • Các đặc điểm của khò khè
  • Nguyên nhân thường gặp gây ra khò khè ở trẻ em
  • Khò khè nào là hen phế quản?
  • Các xét nghiệm được thực hiện khi trẻ bị khò khè
  • Điều trị
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tăng đường huyết sơ sinh

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán xác định áp dụng cho cơ sở y tế đã được trang bị máy đo CNHH

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chế độ ăn tốt cho tim mạch đối với bệnh nhân có rối loạn lipid máu
    Sự ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên chức năng cơ thể
    Tình huống 2
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space