Khò khè cấp tính:
Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khò khè ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các virus thường gặp gây ra khò khè bao gồm virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, virus Parainfluenza và virus hợp bào hô hấp, Metapneumo ở người.
Hen suyễn: Hen suyễn là một bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính khiến đường thở bị viêm và nhạy cảm. Trẻ em bị hen suyễn có thể bị khò khè thường xuyên hoặc tái phát, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi hoặc khói thuốc lá. Khi tiếp xúc dị nguyên kích ứng có thể gây co thắt đường thở trên nền viêm mạn tính của đường thở, trẻ có thể khởi phát cơn hen với khò khè nhiều, nặng ngực, khó thở, một số trường hợp cơn nặng trẻ có thể bị suy hô hấp hoặc rơi vào tình trạng nguy kịch.
Viêm tiểu phế quản: là tình trạng viêm các đường thở nhỏ ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, biểu hiện bằng tình trạng viêm long đường hô hấp, sau đó khò khè, khám có thể có ran ngáy rít ở phổi, nguyên nhân thường gặp do nhiễm siêu vi.
Viêm phế quản: hiện tượng viêm tăng tiết dịch và đàm tại các phế quản, có thể gây hẹp lòng phế quản và gây tiếng thở khò khè. Nguyên nhân đa số do nhiễm virus, một số trường hợp có thể có bội nhiễm vi trùng.
Dị vật đường thở: bệnh cảnh có hội chứng xâm nhập trước đó, sau đó trẻ có khò khè khi di vật gây tắt nghẽn đường thở không hoàn toàn. Một số trường hợp trẻ khò khè, viêm phổi tái đi tái lại do dị vật bị bỏ quên trong đường thở.
Khò khè mạn tính hay khò khè tái phát
Bất thường cấu trúc : Mềm sụn thanh quản,vòng mạch máu, hẹp khí quản/ màng ngăn khí quản, nang/ khối u/hạch trung thất chèn ép, tim to chèn ép
Bất thường chức năng : Hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, hít sặc tái phát, dị vật phế quản, suy giảm miễn dịch, bất hoạt lông chuyển, loạn sản phế quản phổi, bệnh phổi mô kẽ.
|