Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KỸ THUẬT KIỂM SOÁT TỬ CUNG VÀ BÓC RAU NHÂN TẠO

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

KỸ THUẬT KIỂM SOÁT TỬ CUNG

TÓM TẮT

Thủ thuật kiểm soát tử cung được thực hiện ở tuyến xã để dự phòng và điều trị chảy máu sau đẻ do sót rau. Kỹ thuật không quá phức tạp nhưng yêu cầu nhanh và chính xác, cùng với giảm đau tốt.

Kiểm soát tử cung là thủ thuật kiểm tra buồng tử cung bằng bàn tay xem có sót rau, màng rau, và sự toàn vẹn của tử cung sau đẻ thường.

  1. CHỈ ĐỊNH

- Chảy máu sau khi sổ rau.

- Kiểm tra rau thấy thiếu múi, thiếu màng rau.

- Kiểm tra vì nghi ngờ sự toàn vẹn của tử cung.

  1. CHUẨN BỊ

2.1. Người làm thủ thuật

- Người làm thủ thuật là người đỡ đẻ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi, bác sĩ phải rửa tay phẫu thuật, đội mũ, khẩu trang, mặc áo, đi găng vô khuẩn

2.2. Phương tiện

- Găng vô khuẩn, săng vô khuẩn.

- Thông đái.

- Thuốc giảm đau sử dụng một trong các loại sau đây:

+ Dolosal (Dolargan) ống 0,10 g, tiêm bắp ½ ống hoặc

+ Diazepam (Seduxen) 10 mg ống, tiêm TM chậm

- Thuốc co tử cung: Oxytocin 5 đơn vị/ống, Ergometrin 0,2mg/ống, Misoprostol 200mcg/viên.

- Thuốc trợ tim, hồi sức để dùng khi cần

- Dung dịch Betadine sát khuẩn, cồn 70o

2.3. Sản phụ

- Giải thích cho sản phụ biết việc kiểm soát tử cung phải làm sắp tới, động viên họ yên tâm cùng cộng tác với cán bộ y tế.

- Tiêm thuốc giảm đau.

Chú ý: Khi sản phụ đang choáng, phải hồi sức sau đó mới kiểm soát tử cung

- Thông đái, sát khuẩn kỹ âm hộ và tầng sinh môn, trải khăn vô khuẩn dưới mông và trên bụng sản phụ

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Người làm thủ thuật đứng cạnh bàn đẻ bên phải sản phụ (nếu thuận tay phải)

- Bàn tay trái đặt trên thành bụng sản phụ giữ đáy tử cung để cố định tại chỗ sau khi đã đẩy tử cung về vị trí chính giữa (nếu tử cung bị lệch một bên).

- Đưa bàn tay phải vào buồng tử cung tới tận đáy tử cung và bắt đầu kiểm tra

- Dùng các đầu ngón tay kiểm tra lần lượt theo một thứ tự nhất định:

+ Mặt trước tử cung (cả phần thân và đoạn dưới)

+ Hai mặt bên phải và trái

+ Mặt sau tử cung (cả phần thân và đoạn dưới)

+ Đáy tử cung (chú ý hai góc ở hai bên đáy).

- Nếu thấy các mảnh rau và các màng rau thì vét nhẹ nhàng, đồng thời kiểm tra xem tử cung có bị rạn nứt không.

- Sau khi đã kiểm soát tử cung xong, chờ cho cơ tử cung bóp chặt lấy bàn tay thì rút tay ra.

- Sau khi kiểm soát nếu tử cung co hồi không tốt thì tay trong buồng tử cung nâng đáy tử cung lên sát thành bụng, dùng tay bên ngoài xoa bóp tử cung tới khi tử cung co chặt thì mới rút tay ra.

- Kiểm tra xong mới rút tay ra, không được đưa tay ra vào nhiều lần vì dễ gây nhiễm khuẩn và sản phụ đau. Kiểm tra lại các mảnh rau hay màng rau vừa lấy ra.

- Thuốc co tử cung:

+ Oxytocin 5 đơn vị x 2 ống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc/và

+ Ergometrin 0,2 mg, tiêm bắp 1 ống, hoặc

+ Misoprostol 200 mcg, ngậm dưới lưỡi 2 viên hoặc đặt hậu môn 3 - 4 viên.

- Kháng sinh uống

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi

- Mạch, huyết áp, toàn trạng và phản ứng của sản phụ.

- Co hồi tử cung và lượng máu chảy ra từ âm đạo

Xử trí tai biến

- Choáng do đau hoặc do mất máu (xem bài Choáng sản khoa)

Bảng kiểm: Kỹ thuật Kiểm soát tử cung

TT

Quy trình

Không

Ghi chú

 

Giải thích cho sản phụ công việc sẽ phải làm để họ yên tâm cộng tác với cán bộ y tế khi làm thủ thuật.

 

 

 

 

Tiêm thuốc giảm đau.

 

 

 

 

Sát khuẩn vùng sinh dục ngoài.

 

 

 

 

Thông đái (nếu cần).

 

 

 

 

Người làm thủ thuật mang trang bị bảo hộ.

 

 

 

 

Rửa tay và mang găng vô khuẩn dài tới khuỷu tay.

 

 

 

 

Sản phụ nằm theo tư thế đẻ, người làm thủ thuật đứng ở vị trí thích hợp.

 

 

 

 

Lót và phủ khăn vô khuẩn dưới mông, trên bụng.

 

 

 

 

Chụm các ngón tay của một bàn tay luồn vào tử cung theo hướng từ dưới lên trên (không cho ngón tay chạm vào vùng mông - hậu môn sản phụ).

 

 

 

 

Bàn tay để trên bụng giúp tử cung về tư thế chính giữa và cố định tại chỗ. Bàn tay kia luồn vào bên trong đến đáy tử cung.

 

 

 

 

Dùng các đầu ngón tay kiểm soát tử cung nhẹ nhàng.

 

 

 

 

Phối hợp tốt hai tay trong và ngoài khi thao tác.

 

 

 

 

Nếu sản phụ đau, động viên họ chịu đựng, há mồm ra thở và thư giãn các cơ.

 

 

 

 

Khi đã thấy mặt trong tử cung sạch, tử cung co chặt lấy bàn tay bên trong thì rút tay ra khỏi tử cung và âm đạo (không cho vào trở lại nữa).

 

 

 

 

Sát khuẩn lại vùng sinh dục.

 

 

 

 

Thăm hỏi, động viên sản phụ và thông báo kết quả cho sản phụ yên tâm.

 

 

 

 

Đo mạch, huyết áp, nắn bụng đánh giá co hồi tử cung.

 

 

 

 

Ghi chép hồ sơ, cho thuốc co tử cung và kháng sinh.

 

 

 

 

KỸ THUẬT BÓC RAU NHÂN TẠO

TÓM TẮT

Bóc rau nhân tạo là một thủ thuật tương đối khó, nhưng được phép sử dụng tại tuyến xã, bởi vì tính chất cấp cứu. Không phải trong mọi trường hợp thủ thuật đều thành công. Khi làm thủ thuật mà tiên lượng rau khó bóc, không được cố gắng hết sức mà nên yêu cầu trợ giúp tuyến trên hoặc chuyển tuyến. Giảm đau và hồi sức tích cực là rất quan trọng trước và trong thủ thuật.

Bóc rau nhân tạo là một thủ thuật dùng tay đưa vào buồng tử cung để lấy bánh rau ra sau khi thai sổ.

  1. CHỈ ĐỊNH

Tuyến xã

Chảy máu trong thời kỳ sổ rau khi rau còn trong tử cung, chưa bong.

Chú ý: Không có chỉ định bóc rau nhân tạo tại xã trong trường hợp 30 phút sau sổ thai mà rau không sổ, không có chảy máu kèm theo. Yêu cầu chuyển tuyến.

  1. CHUẨN BỊ

2.1. Người làm thủ thuật

- Người làm thủ thuật là người đỡ đẻ, nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi, bác sĩ phải rửa tay phẫu thuật, đội mũ, khẩu trang, mặc áo, đi găng vô khuẩn

2.2. Phương tiện

- Găng vô khuẩn, săng vô khuẩn.

- Thông đái.

- Thuốc giảm đau sử dung một trong các loại sau đây:

+ Dolosal (Dolargan) ống 0,10 g, tiêm bắp ½ ống hoặc

+ Diazepam (Seduxen) 10 mg ống, tiêm TM chậm

- Thuốc co tử cung: Oxytocin 5 đơn vị/ống, Ergometrin 0,2mg/ống, Misoprostol 200mcg/viên.

- Thuốc trợ tim, hồi sức để dùng khi cần

- Dung dịch Betadine sát khuẩn, cồn 70 °

2.3. Sản phụ

- Giải thích cho sản phụ biết việc bóc rau nhân tạo phải làm sắp tới, động viên họ yên tâm cùng cộng tác với cán bộ y tế.

- Giảm đau, phòng chống sốc. Khi sản phụ đang choáng, phải hồi sức rồi mới bóc rau nhân tạo.

- Thông đái, sát khuẩn kỹ âm hộ và tầng sinh môn, trải khăn vô khuẩn dưới mông và trên bụng sản phụ

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Người làm thủ thuật đứng cạnh bàn đẻ bên phải sản phụ (nếu thuận tay phải)

- Bàn tay phải đưa vào trong âm đạo, qua cổ tử cung vào trong tử cung lần dọc theo dây rốn đến vùng rau bám, dùng bờ trong của bàn tay để lách vào giữa bánh rau và thành tử cung, bóc dần bánh rau ra khỏi thành tử cung từ ngoài vào trung tâm. Tuyệt đối không được túm và giật bánh rau vì có thể gây lộn tử cung, đứt cơ tử cung và gây chảy máu nhiều. Nếu sản phụ không được gây mê, vừa làm vừa động viên, hướng dẫn sản phụ thở đều, không kêu la.

- Bàn tay trái đặt trên thành bụng sản phụ giữ đáy tử cung để cố định tử cung tại chỗ

- Khi rau đã bong hết, tay ở trong tử cung đẩy bánh rau xuống dưới và ra ngoài, nhưng không rút tay ra, nếu cần dùng tay ngoài cầm kẹp cặp cuống rốn để lấy rau ra.

- Sau khi bóc rau nhân tạo phải kiểm soát buồng tử cung ngay

- Nếu tử cung co tốt, bóp chặt vào bàn tay bên trong tử cung thì nhẹ nhàng rút tay ra

- Nếu tử cung bị nhão, không bóp chặt vào bàn tay trong thì đó là trường hợp tử cung bị đờ.

Cần tiến hành các biện pháp sau đây để giúp tử cung co chặt lại:

+ Bàn tay bên trong tử cung nắm lại, đẩy nhẹ đáy tử cung lên.

+ Bàn tay bên ngoài xoa bóp vào tử cung vào tử cung qua thành bụng

+ Tiêm thuốc co bóp tử cung

+ Cho đến khi tử cung co bóp chặt vào bàn tay mới rút tay ra.

Hình: Bóc rau nhân tạo

- Thuốc co tử cung:

+ Oxytocin 5 đơn vị x 2 ống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc/và

+ Ergometrin 0,2 mg, tiêm bắp, hoặc

+ Misoprostol 200 mcg, ngậm dưới lưỡi 2 viên hoặc đặt hậu môn 3 - 4 viên.

- Nếu không bóc được bánh rau vì rau bám chặt hoặc rau cài răng lược thì không nên cố sức bóc: phải ngừng ngay thủ thuật để chuyển tuyến.

- Cho kháng sinh uống hoặc tiêm

  1. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi

- Mạch, huyết áp, toàn trạng và phản ứng của sản phụ.

- Co hồi tử cung và lượng máu chảy ra từ âm đạo

Xử trí tai biến

- Choáng do đau hoặc do mất máu (xem bài Choáng sản khoa)

Bảng kiểm: Kỹ thuật Bóc rau nhân tạo

TT

Quy trình

Không

Ghi chú

 

Giải thích cho sản phụ công việc sẽ phải làm để họ yên tâm cộng tác với cán bộ y tế khi làm thủ thuật.

 

 

 

 

Tiêm thuốc giảm đau.

 

 

 

 

Sát khuẩn vùng sinh dục ngoài.

 

 

 

 

Thông đái (nếu cần).

 

 

 

 

Người làm thủ thuật mang trang bị bảo hộ.

 

 

 

 

Rửa tay và mang găng vô khuẩn dài tới khuỷu tay.

 

 

 

 

Sản phụ nằm tư thế đẻ - người làm thủ thuật đứng ở vị trí thích hợp.

 

 

 

 

Lót và trải khăn vô khuẩn dưới mông, trên bụng.

 

 

 

 

Chụm các ngón tay của một bàn tay luồn vào tử cung theo hướng từ dưới lên trên (không cho ngón tay chạm vào vùng mông - hậu môn).

 

 

 

 

Bàn tay để trên bụng giúp tử cung về tư thế chính giữa và cố định tại chỗ. Bàn tay kia luồn vào bên trong đến đáy tử cung.

 

 

 

 

Thao tác trong buồng tử cung: dùng bờ trong bàn tay nhẹ nhàng bóc rau.

 

 

 

 

Tay bên trong đẩy dần các mô trong đó ra ngoài và tiếp tục các thao tác kiểm soát tử cung.

 

 

 

 

Phối hợp tốt hai tay trong và ngoài khi thao tác.

 

 

 

 

Nếu sản phụ đau, động viên họ chịu đựng, há mồm ra thở và thư giãn các cơ.

 

 

 

 

Rút tay ra khỏi tử cung (không cho vào trở lại nữa).

 

 

 

 

Rửa và sát khuẩn lại vùng sinh dục

 

 

 

 

Thăm hỏi, động viên sản phụ và thông báo kết quả bóc rau đã xong cho sản phụ yên tâm

 

 

 

 

Đo mạch, huyết áp. Nắn bụng đánh giá co hồi tử cung.

 

 

 

 

Ghi chép hồ sơ và cho thuốc (co bóp tử cung và kháng sinh).

 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Theo dõi và quản lý lâu dài người bệnh có hội chứng động mạch vành mạn

    2248/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nghiên cứu đa trung tâm (Multi-site research)
    VÀNG DA SƠ SINH
    Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space