Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC BẤT THƯỜNG TRONG THAI NGHÉN VÀ CHUYỂN DẠ HỒI SỨC SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ VỚI MẶT NẠ VÀ BÓP BÓNG

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

TÓM TẮT

Nhiều trạm y tế xã được trang bị mặt nạ và bóp bóng để hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ. Các quy trình kỹ thuật cần phải nhanh, chính xác trong vài phút đầu tiên, và bảo đảm các nguyên tắc về thông đường hô hấp, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

  1. NGUYÊN TẮC A-B-C-D CỦA HỒI SỨC SƠ SINH (HSSS)

- A- (Airway): Thông đường hô hấp

- B- (Breathing): Hỗ trợ hô hấp

- C- (Circulation): Bảo đảm tuần hoàn tối thiểu có hiệu quả

- D- (Drug): Sử dụng các thuốc cần thiết

  1. BA NGUY CƠ CẦN TRÁNH TRONG KHI HSSS:

- Tránh sang chấn: động tác HSSS phải nhẹ nhàng, chính xác.

- Tránh bị lạnh: thấm khô nhanh, sưởi ấm, ủ ấm. Góc sơ sinh có đèn sưởi cho trẻ.

- Tránh nhiễm khuẩn: HSSS trong điều kiện vô khuẩn.

  1. BA ĐIỀU CẦN THIẾT:

- Hút nhớt sạch

- Giúp thở hiệu quả

- Bảo đảm tuần hoàn

  1. ĐÁNH GIÁ, CHẨN ĐOÁN: CÁC DỮ KIỆN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỒI SỨC SƠ SINH:

- Có suy thai cấp hay không?

- Màu nước ối: có lẫn phân su không? Nước ối có hôi thối không?

- Các thuốc sử dụng cho mẹ: đặc biệt các thuốc gây ức chế hô hấp như Morphin, các dẫn xuất của morphin như Dolargan, Dolosal?

- Ảnh hưởng tuần hoàn của mẹ: mẹ có bị thiếu máu nặng hay xuất huyết không?

- Các thai nghén nguy cơ cao:

+ Mẹ tiểu đường

+ Mẹ thiếu máu mạn tính nặng

+ Mẹ cao huyết áp - suy tim

+ Trẻ non tháng

+ Trẻ già tháng

+ Trẻ suy dinh dưỡng bào thai

+ Đa thai

+ Rau tiền đạo

+ Nhiễm độc thai nghén - sản giật

Từ các thông tin trên ta có thể tiên lượng được tình trạng trẻ để có cách xử trí thích hợp.

  1. CÁC BƯỚC HỒI SỨC SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ

5.1. Trong 30 giây đầu tiên:

- Đánh giá nhanh và xác định xem trẻ có cần hồi sức không bằng chỉ số Apgar.

- Ủ ấm và tiến hành hồi sức ngay nếu trẻ không khóc, không thở hoặc tím tái: đặt trẻ nằm đầu hơi ngửa, khẩn trương tiến hành hút dịch hầu họng và mũi sau để thông đường hô hấp (luôn hút miệng trước rồi mới hút mũi), kích thích thở và đặt mặt nạ bóp bóng, cung cấp oxygen (nếu cần). búng vào gót chân, kích thích gan bàn chân hay xoa dọc cột sống lưng trẻ

5.2. 30 giây tiếp theo:

- Nếu trẻ hồng lại, thở tốt thì chăm sóc thường quy và theo dõi sát.

- Nếu trẻ vẫn không thở thì nhanh chóng kiểm tra lại mặt nạ, chỉnh lại tư thế đầu trẻ và tiếp tục bóp bóng.

Hình 1. Đặt mặt nạ và bóp bong

5.3. Đánh giá trẻ sau 1 phút:

- Nếu sau đó trẻ tự thở được: tiếp tục theo dõi sát.

- Nếu trẻ vẫn không thở: kiểm tra nhịp tim:

+ Nếu nhịp tim > 60 lần/phút: bóp bóng 40 lần/phút, cung cấp oxygen 100% (nếu có) ngừng bóp bóng khi nhịp thở > 30 lần/phút.

+ Nếu nhịp tim < 60 lần/phút thì gọi hỗ trợ và tiến hành ấn tim 120 lần/phút, đồng thời bóp bóng oxygen 40 lần/phút. Thông thường ấn tim 3 lần thì bóp bóng 1 lần. Ngừng ấn tim khi nhịp tim > 100 lần/phút.

Nếu hồi sức tích cực 20 phút mà không có kết quả thì ngừng hồi sức.

Hình 2. Ấn tim ngoài lồng ngực bằng kỹ thuật 2 ngón tay và kỹ thuật 2 bàn tay

Hình 3. Bóp bóng và ấn tim cùng lúc khi có 2 cán bộ y tế.

Chú ý:

- Phải luôn bảo đảm giữ ấm cho trẻ trong quá trình hồi sức.

- Chọn mặt nạ thích hợp với cân nặng của trẻ.

- Khi bóp bóng phải kiểm tra lồng ngực, nếu thấy ngực trẻ nâng lên, hạ xuống theo từng nhịp bóp bóng là tốt.

- Trường hợp không thấy ngực nâng lên:

+ Kiểm tra tư thế đầu đứa trẻ: quá gập hay quá ngửa?

+ Đường hô hấp chưa thông?

+ Bóng giúp thở không thích hợp hay bị xì?

+ Mặt nạ chưa phủ kín cả mũi và miệng?

- Chú ý tránh bóp bóng với áp lực quá mạnh vì dễ gây vỡ phế nang và tràn khí màng phổi.

- Thuốc hồi sức sơ sinh không được phép sử dụng tại tuyến xã.

 

LƯU ĐỒ HỒI SỨC SƠ SINH TẠI PHÒNG SINH

ĐÁNH GIÁ NGAY SAU SINH - HỒI SỨC KHI CẦN

1.1. Các thao tác hồi sức sơ sinh:

4.2.1. Thông đường hô hấp: hút nhớt:

- Tư thế trẻ nằm hơi ngửa đầu.

- Luôn luôn hút miệng trước rồi mới hút mũi.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ợ hợi, chướng bụng và trung tiện _D08

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    bỏng nắng

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Công tác y tế trong phòng chống thảm họa
    Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
    Trí tuệ nhân tạo để khám phá loại thuốc mới
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space