Suy dinh dưỡng
Giai đoạn từ 0-5 tuổi là một trong những giai đoạn phát triển nhanh về thế chất của trẻ. Sự phát triển về thể chất có liên quan chặt chẽ đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đây cũng là một trong những chỉ sổ quan trọng để đánh giá tình hình sức khoẻ của trẻ em dưới 5 tuổi. Trong những năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế xã hộỉ, nâng cao đời sống nhân dân và việc triển khai thành công các chương trình y tế dự phòng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta đã có những cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núỉ.
a. Các chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 3 chỉ số nhân trác được sử dụng trong phân loại trẻ suy dinh dưỡng ở cộng đồng là: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Dựa vào các chi số này có thể phân loại trẻ em suy dinh dưỡng thành các thể:
Thể nhẹ cân tức cân nặng theo tuổi thấp. Chỉ số này cho thấy một tình trạng thiểu hụt dinh dưỡng nhưng không cho biết việc thiếu dinh dưỡng mới diễn ra hay đã xuất hiện từ lâu. Mặc dù vậy đây vẫn là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được áp dụng rộng rãi để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng và được dùng như một chỉ số chuẩn đánh giá tình ừạng thiếu dinh dưỡng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng ở cộng đảng.
Thể thấp còi tức chiều cao theo tuổi thấp. Chỉ số này phản ánh tình trạng chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khoẻ không hợp lý. Đây được coi là một chỉ số tốt để đánh giá sự cải thiện về điều kiện kinh tế xã hội.
Thể gầy còm tức cân nặng theo chiều cao thấp. Chỉ số này thường phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra gần đây.
Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như số đo vòng đầu, vòng cánh tay... nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do không cụ thể, chi tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc nhiều vào cách đo, kỹ năng thực hành...
b. Cách phát hiện và phân loại suy dinh dưỡng ở trẽ em dưới 5 tuổi
Cách đơn giản nhất để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Trẻ được cân đo hàng tháng sau đó ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu cân nặng không tăng liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Để đánh giá toàn diện hơn cần phải tính toán 3 chỉ số nhân trắc trên và so sánh với bảng đảnh gỉá tình trạng dinh dưỡng của quần thể tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo áp dụng năm 2006, trong đó cân nặng trung bình của trẻ từ 0-60 tháng được tính cho từng giới với các mức từ -3SD đến +3SD. Đối chiếu với bảng này, một trẻ được coi là suy dinh dưỡng khỉ chỉ số cân nặng theo tuổi dưới -2SD so vói quần thể tiêu chuẩn WHO-2006. Sau khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại đế đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng cấp: Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân nặng/chỉều cao dưới -2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.
- Suy dinh dưỡng mạn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi dưới -2SD nhưng cân theo chiều cao bình thường. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi, ở những đối tượng này cần thận trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.
- Suy dinh dưỡng mạn tiến triển: Chiều cao theo tuổi dưới -2SD và cân nặng , theo chiều cao cũng dưới -2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ và tiép tục tiến triển đến hiện nay.
Với cả 3 loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số dưới -2SD là suy dinh dưỡng nhẹ, dưới -3SD là suy dinh dưỡng vừa và dưới -4SD là suy dinh dưỡng nặng.
c. Bệnh còi xương
Là một bệnh tương đối phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam, nhất là ở khu vực nồng thôn, miền núi. Nguyên nhân chỉnh của bệnh là do thiếu Vitamin D. Ngoài ra còn một số yếu tố khác góp phân gây bệnh còi xương như cân nặng khi sinh thấp; mẹ thiếu sữa, mất sữa, ăn bổ sung sớm; tiền sử mắc các bệnh hô hấp, tiêu hoá; điều kiện sống chật chội ẩm thấp; gia đình đông con, tình trạng dinh dưỡng kém. Còi xương thường gặp với tỷ lệ cao hơn trong 2 năm đầu đời, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ bị còi xương thường dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng và viêm phổi.
d. Thiếu máu
Thiếu máu, nhất là thiếu máu dinh dưỡng khá phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực nông thôn và miền núi phía Bắc khá cao. Tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em từ 7-12 tháng tuổi. Gần một nửa các trường hợp trẻ thiếu máu nhược sắc với mức dự trữ sắt trong máu thấp. Điều này gợi ý nguyên nhân chính là do thiếu máu thiếu sắt.
|