Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhóm bệnh nhiễm khuẩn

(Tham khảo chính: ICPC )

a) Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Đây là một nhóm bệnh lý có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể được phân thành nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
a. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp đường trên thường là nhẹ, tuy nhiên cũng có thể nặng gây biến chứng và dẫn đến tử vong như viêm tai giữa biến chứng viêm màng não, áp xe não,... Nhiễm khuẩn hô hấp đường trên cũng cổ thể ảnh hưởng đến các chức năng thính giác, khứu giác hoặc có liên quan đến các bệnh lý ở các cơ quan khác như thấp tim, viêm cầu thận. Các bệnh lý hay gặp bao gồm: viêm amidan, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em dưới 5 tuổi, trung bình hàng năm mỗi trẻ có thể bị mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính từ 2,2-2,4 lần. Lứa tuổi hay gặp nhất là trong khoảng từ 1-2 tuổi. Các yếu tố liên quan với  nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính là: trẻ suy dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn nhũ nhi; trẻ không được tiêm chủng đầy đủ; gia đình đông người; điều kiện kinh tế khó khăn; điều kiện vệ sinh kém.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính
 Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp dưới bao gồm viêm phé quản, viêm tiểu phế đặc biệt quan tâm đến giai đoạn đầu tiên trong vòng 28 ngày đầu sau sinh, còn được gọi là thời kỳ sơ sinh. Trong thời kỳ này, trẻ bắt đầu cuộc sống độc lập bên ngoài cơ thể mẹ; các chức năng, bộ phận còn chưa hoàn thiện nhưng biến đổi rất nhanh ngay từ tuần đầu để giúp trẻ thích nghi với môi trường sống. Khoảng hai phần ba những trường hợp tử vong dưới 1 tuổi diễn ra trong tháng đầu tiên của cuộc đời. Các nguyên nhân tử vong chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là do trẻ đẻ ra cân nặng thấp dưới 2500g và nhiễm trùng.
b. Tiêu chảy cấp tính
Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ em các nước đang phát triển trong đổ có Việt Nam. Ở nước ta, có khoảng 5% trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy hàng năm, trung bình 2,2 đợt tiêu chảy/năm. Lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ từ 6-24 tháng tuổi, đặc biệt là 6- 12 tháng. Tiêu chảy có sự liên quan mật thiết với thời tiết, chẳng hạn mùa đông xuân thường hay gặp tiêu chảy do vi rút trong khi mùa hè tiêu chảy do vi khuẩn thường gặp với tỷ lệ cao hơn. Các yếu tố liên quan đến tình trạng mắc  tiêu chảy là tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn của trẻ, điều kiện vệ sinh, tình trạng tiêm chủng và khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp như nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh, tiêu chảy đồng thởi cũng phụ thuộc vào kiến thức và hiểu biết của bà mẹ về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
b) Các bệnh nhiễm nùng thường gặp trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)
Lao: Tỷ lệ trẻ mắc lao đã giảm đi rõ rệt nhờ việc triển khai rộng rãi và có hiệu Ị quả chương trình TCMR. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ mắc lao màng não trong số trẻ mắc lao ị diều trị tại các bệnh viện vẫn còn khá cao. Điều này làm cho tỷ lệ tử vong do lao ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao. Mặt khác sự gia tăng của tinh trạng lao kháng thuốc cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong việc điều trị lao nói chung và cho trẻ dưới 5 tuổi nói riêng.
Sởi: Nhờ kết quả của chương trình TCMR, bệnh sởi đã được khống chế vào I Băm 2010, tỷ lệ mắc sởi ở trẻ dưới 5 tuổi đã được giảm đi rõ rệt và số trường hợp tử vong do sởi cũng đã được giảm thiểu, cần phải lưu ý chẩn đoán phân biệt với các trường hợp nhiễm vi rút phát ban dạng sởi. Với trẻ mắc sởi, cần quan tâm đến nguy cơ viêm phổi, tiêu chảy và suy dinh dưỡng sau sởi.
Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Đã giảm đi rõ rệt từ khi có chương trình TCMR, cả về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Riêng uốn vốn sơ sinh đã được loại trừ vào năm 2000.
Bại liệt: Đã được thanh toán vào năm 2010 nhờ kết quả của chương trình TCMR.
Viêm gan B: Trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là do việc lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ bị mắc càng sớm, bệnh càng nguy hiểm. Hiện nay với việc triển khai tiêm phòng sớm cho trẻ sơ sinh, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con có thể được giảm thiểu, tỷ lệ trẻ mắc viêm gan B hy vọng cũng sẽ giảm dần.
 

  • Nhóm bệnh về dinh dưỡng
  • Nhóm bệnh nhiễm khuẩn
  • Một số nhóm bệnh khác
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CLOROTHIAZID

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
    Block nhĩ thất độ II mobitz 2
    Đánh giá và quản lý vô kinh nguyên phát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space