Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ gia đình

(Tham khảo chính: Quản lý ngoại chẩn )

Mặc dù việc xây dựng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân xảy ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, các buổi gặp gỡ ban đầu là quan trọng giúp đặt nền tảng cho các mối quan hệ này. 
Lý tưởng là chúng ta nên gọi bệnh nhân bằng tên riêng trong xuyên suốt quá trình tương tác của buổi khám bệnh. Thông thường danh tính này được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Do vậy việc xem nhanh hồ sơ bệnh nhân trước khi gặp mặt luôn cần thiết. Chúng ta có thể có thông tin nhân xưng, bệnh sử, bệnh đồng mắc và các điều trị trước đây, hỗ trợ cho lần khám này. Riêng việc thể hiện đang xem lại hồ sơ cũ trước khi khám cũng giúp củng cố niềm tin về tính chuyên môn cao của nhân viên y tế.
Đối với lần tiếp xúc đầu tiên, thông tin bệnh án không có sẵn, chúng ta cần lập danh tính của bệnh nhân một cách rõ ràng (họ tên đầy đủ, năm sinh, địa chỉ…) và ghi chép vào hồ sơ bệnh án. Đồng thời, bác sĩ nên tự giới thiệu bản thân và các việc sẽ thực hiện. Việc chào đón bệnh nhân nên được thực hiện trong không khí thân thiện, thoải mái nhưng vẫn giữ thái độ lịch sự, tôn trọng và rõ ràng. 
Bệnh nhân có thể cảm thấy lo lắng, xấu hổ, sợ hãi, không khỏe, đau đớn. Do đó, chúng ta cần đảm bảo là bệnh nhân cảm thấy thoải mái; không gian và nhiệt độ phòng cần thích hợp và cách giao tiếp cần thể hiện bệnh nhân là đối tượng trung tâm (tham khảo bài chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm). Chúng ta cần đảm bảo bảng tên bác sĩ có thể được nhìn thấy rõ ràng và bàn tay cần sạch sẻ trước khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân để tránh tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân. 
Ngay khi gặp bệnh nhân, các thông tin nên được thu thập một cách có trình tự - logic, đảm bảo tính riêng tư và tất cả các thông tin mà bác sĩ có được từ bệnh nhân hoặc bất cứ ai khác phải được bảo mật. Điều này có nghĩa rằng thông tin về bệnh nhân chỉ được dùng duy nhất để phục vụ cho chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Bác sĩ phải đảm bảo rằng các cuộc thảo luận với bệnh nhân hoặc hồ sơ bệnh án của bệnh nhân là riêng tư, không để người khác biết.
Nếu bác sĩ và bệnh nhân không dùng chung ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, cần sắp xếp có sự xuất hiện của thông dịch viên. Hiện nay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam đã tương đối nhiều, họ có thể đến khám tại chổ chúng ta. Do vậy kỹ năng biết tiếng nước ngoài là cần thiết. Nếu vẫn có khó khăn trong giao tiếp, có thể sử dụng ứng dụng phiên dịch trên máy tính (google được dùng nhiều tại các nước châu Âu).
Nếu bệnh nhân muốn có mặt người thứ ba (có thể là người thân hoặc người bạn hoặc là nhân viên y tế khác) cùng hiện diện trong buổi thăm khám, điều này là nên khuyến khích cho mọi trường hợp có yêu cầu. Người thứ ba xuất hiện trong buổi thăm khám có thể là nhân viên y tế, (thường) cùng giới tính với bệnh nhân, đặc biệt trong các trường hợp cần thăm khám các cơ quan liên quan đến giới tính của bệnh nhân như khám vú, hậu môn, âm đạo… Việc xuất hiện người thứ ba cần được ghi nhận vào hồ sơ nếu được.
 

  • Bài báo cáo
  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ gia đình
  • Chẩn đoán vấn đề sức khỏe
  • Quản lý bệnh nhân
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    quan điểm cá nhân

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dát sắc tố

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    VẬN HÀNH EKIP HỒI SINH TIM PHỔI
    Block phân nhánh trái sau
    báo cáo thêm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space