Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Nguyên nhân phổ biến nhất của việc tăng cân là do tăng hấp thu năng lượng từ thức ăn so với năng lượng tiêu hao. Mặc dù tỷ lệ mỡ cơ thể được đo lường chính xác hơn chỉ số khối cơ thể (body mass index- BMI) để xác định béo phì, nhưng đo chỉ số khối cơ thể (BMI) lại dễ thực hiện trong lâm sàng và vẫn mô tả khá tốt tỷ lệ % chất béo cơ thể. Do vậy, tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì ở người trưởng thành3. 
Chỉ số BMI
Chỉ số BMI được tính bằng trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Tiêu chuẩn phân loại thừa cân - béo phì  cho cộng đồng các nước Châu Á Thái Bình Dương được đề nghị như sau4:
Bảng 1: Phân loại cân nặng theo BMI ở người Châu Á trưởng thành

Phân độ

BMI (kg/m2)

Nguy cơ bệnh kèm theo

Nhẹ cân

< 18,5        

Ít

Bình thường

18,5 – 22,9      

Bình thường

Thừa cân

- Nguy cơ

- Béo phì độ 1

- Béo phì độ 2

>23

23-24,9

25-29,9

≥30

 

Nguy cơ thấp

Nguy cơ trung bình

Nguy cơ cao

Chu vi vòng eo
Để phản ánh tốt hơn về nguy cơ tim mạch, một số chỉ số khác được ưu tiên sử dụng như vòng eo, tỷ lệ eo-hông và tỷ lệ eo-chiều cao. Các chỉ số này phản ánh khối lượng mô mỡ nội tạng, các biểu hiện rối loạn chuyển hóa, bao gồm cả rối loạn dung nạp glucose, giảm độ nhạy insulin và rối loạn lipid máu, đó là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch. Các bằng chứng cho thấy các chỉ số béo phì vùng bụng (như vòng eo, tỷ lệ eo-hông và tỷ lệ eo-chiều cao) tốt hơn so với BMI trong dự đoán của nguy cơ bệnh tim mạch.
Béo phì vùng bụng (hay béo bụng) là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu, và tăng huyết áp. Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo bụng ở người Châu Á như sau (6): 
•    Nam: Vòng eo > 90 cm ; Tỷ lệ eo- hông>0,9
•    Nữ: Vòng eo >80 cm; Tỷ lệ eo- hông>0,8
Đánh giá bổ sung
Hầu hết các trường hợp béo phì không phải do bệnh lý, mà là một sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống. Tuy nhiên, việc đánh giá ban đầu nên bao gồm kiểm tra tất cả các yếu tố nguy cơ: tiền căn, thuốc lá, chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục, tăng cân, dinh dưỡng. Những bệnh nhân có chỉ số vượt ngưỡng nên được đo thêm huyết áp, kiểm tra lipid máu, đường huyết đói.
Sự hiện diện của bệnh mạch vành, các bệnh xơ vữa động mạch khác, các yếu tố nguy cơ tim mạch, đái tháo đường type 2, hoặc ngưng thở giấc ngủ làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong sớm. Sự hiện diện ≥ 3 yếu tố nguy cơ sau đây dẫn đến nguy cơ cao: 
•    Tuổi ≥45 tuổi (nam), ≥55 năm (nữ)
•    Hút thuốc lá
•    Tiền sử gia đình của bệnh mạch vành sớm: nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột ≤55 tuổi (cha) hoặc ≤65 tuổi (mẹ)
•    Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) cholesterol < 35 mg / dL
•    Rối loạn dung nạp đường huyết (110 -125 mg / dL)
•    Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu≥140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg)
•    Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) ≥160 mg / dL 
Do sự xuất hiện đồng thời nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch trên các bệnh nhân béo phì, việc can thiệp điều trị cần phối hợp kiểm soát các yếu tố này.
Các bệnh lý như viêm xương khớp, sỏi mật, stress, vô kinh, và rong kinh cũng liên quan với béo phì và thường là lý do làm bệnh nhân đến khám bệnh. Những lần khám này là cơ hội tốt để giúp bệnh nhân hiểu mối liên quan giữa dinh dưỡng, hoạt động thể chất và sức khỏe. Ví dụ: khi bệnh nhân thừa cân đến phòng khám và than phiền đau khớp gối, có thể đây là một thời điểm tốt để bác sĩ giải thích rằng tình trạng đau khớp gối có phần nào nguyên nhân do tình trạng thừa cân và việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp cải thiện triệu chứng của khớp.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa bao gồm các yếu tố nguy cơ là béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, và tăng đường huyết cao, mà làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa khi bệnh nhân có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau5:
- Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm. 
- Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl; hoặc đang điều trị Triglycerid bằng thuốc 
- HDL-C < 40mg/dl (nam) và < 40mg/dl (nữ); hoặc đang điều trị HDL-C bằng thuốc
- Huyết áp ≥ 135/85 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp bằng thuốc 
- Tăng Glucose máu khi đói ≥ 100mg/dL (bao gồm đái tháo đường)
Các yếu tố nguy cơ chủ yếu của hội chứng chuyển hóa là béo bụng và đề kháng insulin. Mặc dù nhiều bệnh nhân có thể có yếu tố di truyền dễ mắc hội chứng chuyển hóa, nhưng hiếm khi hội chứng này phát triển mà không có yếu tố béo phì và ít vận động. Do đó, điểm chính trong điều trị là làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, đặc biệt là bệnh béo phì, ít vận động, chế độ ăn uống gây xơ vữa động mạch, và hút thuốc, thông qua việc thay đổi lối sống.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Các triệu chứng kèm theo và các yếu tố cải thiện
  • Các yếu tố thúc đẩy
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị

    1572/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chuyên biệt cho từng đối tượng

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng GUILLAIN – BARRE
    1 -Bào thai
    Tóm tắt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space