Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(Tham khảo chính: 2767/QĐ-BYT )

Bệnh nhân BPTNMT thường có thêm những bệnh khác đồng thời, gọi là bệnh đồng mắc. Bệnh đồng mắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến biểu hiện và tiên lượng của bệnh nhân BPTNMT. Bệnh đồng mắc thường gặp ở BPTNMT bất kỳ mức độ nặng nào. Bệnh đồng mắc ảnh hưởng xấu đến BPTNMT và ngược lại BPTNMT cũng là một trong những bệnh đồng mắc có tác động có hại đến kết cục của các bệnh lý khác.
Các bệnh đồng mắc thường gặp nhất ở người BPTNMT là bệnh tim mạch: tăng huyết áp, rung nhĩ, cuồng nhĩ (13%), suy tim ứ huyết (15,7%), bệnh mạch vành (30,2%); bệnh nội tiết: tiểu đường (4%); bệnh cơ xương; rối loạn tâm lý: lo âu (13,8%); ung thư phổi (9%). Trong đó các bệnh tim mạch, ung thư phổi có tác động lớn trên tử vong gây ra do BPTNMT. Gần 50% bệnh nhân BPTNMT có ít nhất 3 bệnh đồng mắc hoặc nhiều hơn…
Dù có hoặc không có liên quan về cơ chế sinh bệnh giữa BPTNMT và các bệnh đồng mắc, điều trị BPTNMT phải bao gồm phát hiện và điều trị phù hợp các bệnh đồng mắc. Cần lưu ý là các bệnh đồng mắc có thể có triệu chứng kết hợp với BPTNMT và do đó bị bỏ qua, thí dụ: suy tim và ung thư phổi (với triệu chứng khó thở), trầm cảm (mệt, giảm hoạt động thể lực).
Những bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân BPTNMT:
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202308192767_QD-BYT_571790.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh hô hấp
  • Trào ngược dạ dày - thực quản
  • Hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
  • Loãng xương
  • Lo âu và trầm cảm
  • Suy giảm nhận thức
  • BPTNMT như một thể đa bệnh
  • Đại cương
  • Chẩn đoán
  • Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Chỉ định chuyển khám chuyên khoa
  • Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Bệnh đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Danh mục thuốc cần thiết cho tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục đích và tầm quan trọng của chẩn đoán

    1862/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CLORPHENIRAMIN MALEAT

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mở đầu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tăng đường huyết sơ sinh
    Cận lâm sàng
    Khám
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space