Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các yếu tố tăng nặng của chướng bụng

(Tham khảo chính: ICPC )

Triệu chứng chướng bụng, sinh hơi sẽ tăng lên nếu bệnh nhân có ăn những chất carbohydrate không thể hấp thu qua tiêu hóa như sorbitol, đường không hấp thu dùng trong kẹo và các thức ăn dành cho người ăn kiêng, các loại củ hạt nhiều tinh bột như khoai, sắn, đậu, hột mít-hột sầu riêng,..., các loại nhiều chất xơ như mít, cà rốt, rau,. Do lượng carbonhydrate nhiều, khó tiêu hóa do thiếu men, không được hấp thu tốt, đưa đến lượng carbonhydrate này sẽ còn tồn lưu nhiều trong chất phân khi di chuyển xuống đại tràng. Vi trùng sẽ phân hủy các chất này và sinh hơi trong lòng đại tràng. Bệnh nhân có rối loạn hấp thu lactose cũng sẽ có biểu hiện chướng bụng khi sử dụng sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò (phô mai, bánh…). 
Táo bón cũng góp phần làm nặng thêm tình trạng chướng bụng, sinh hơi vì phân nằm lâu trong trực tràng, vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để phân hủy các thức ăn còn thừa trong phân. Tuy vậy, tình trạng tiêu chảy không đồng nghĩa với việc giảm biểu hiện của tình trạng chướng bụng. Đối với một số bệnh lý gây tiêu chảy qua cơ chế tăng nhu động ruột, thức ăn di chuyển nhanh trong ruột non, lượng chất carbonhydrate không có đủ thời gian để hấp thu vào máu, đưa đến hệ quả tồn lưu carbonhydrate trong chất phân và gây sinh hơi tại đại tràng (ví dụ như sau ngộ độc thực phẩm, loạn khuẩn đường ruột sau uống bia nhiều)
Mặc quần áo bó chặt, dùng dây nịt quá chặt có thể gây ngăn cản sự di chuyển của phân và hơi trong lòng ruột xuống trực tràng, từ đó có thể làm nặng thêm triệu chứng chướng bụng.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tổng quan tình trạng chướng bụng
  • Đặc điểm bệnh nhân bị chướng bụng
  • Đặc điểm triệu chứng chướng bụng.
  • Các dấu chứng đi kèm của chướng bụng.
  • Các yếu tố tăng nặng của chướng bụng
  • Dấu chứng giảm nhẹ của chướng bụng
  • Khám lâm sàng trong chướng bụng
  • Đánh giá cận lâm sàng trong chướng bụng
  • Các nguyên nhân gây chướng bụng
  • Hướng dẫn chế độ ăn để tránh đầy hơi, chướng bụng
  • Thuốc điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tư vấn và hỗ trợ thay đổi lối sống

    5481/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân loại các thể lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám và biện luận chuẩn đoán

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    AMIODARON
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    1480
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space