Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các bệnh lý hiếm gặp cần chẩn đoán phân biệt

(Tham khảo chính: ICPC )

Rất hiếm có trường hợp bị ung thư phổi đến khám vì lý do ho đơn thuần. Tuy nhiên, có đến 70-90% bệnh nhân bị bệnh ung thư phế quản có ghi nhận ít nhất một lần bị ho3. Đặc điểm này cho thấy dấu chứng ho có độ nhạy cao nhưng lại không đặc hiệu. Để tăng mức độ đặc hiệu, các thông tin khác có thể giúp ích bao gồm: phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, bụi phổi amiant), ho kéo dài vài tháng, ho ra máu, sụt cân, đau vùng ngực, hạch cổ - hạch thượng đòn. Việc tổ hợp các thông tin này cho phép sàng lọc ra nhóm quần thể nguy cơ cao, từ đó đề xuất các khảo sát cận lâm sàng hỗ trợ. Phim chụp x quang mang lại giá trị tầm soát cao trong các trường hợp này.
Đối với bệnh nhân có áp xe phổi, ho và sốt cao là các triệu chứng nổi bật so với các triệu chứng đờm máu, khó thở. Đối với trường hợp bệnh lý dãn phế quản, triệu chứng ho sẽ đi kèm với đàm nhiều, loãng, có thể có mủ vàng lẫn trong đàm, có thể có lẫn máu trong một số trường hợp. Việc quan sát đặc điểm của máu lẫn trong đàm có thể giúp phân biệt vị trí xuất huyết, từ đó gợi ý chẩn đoán liên quan.
Đối với các trường hợp có ho kiểu thanh quản, chúng ta cần đánh giá nhanh khả năng bệnh lý vùng hầu họng – thanh quản gây bế tắt đường thở. Đặc điểm ho kiểu này có âm sắc cao, tiếng thở rít và thường không có đàm nhớt. Bệnh có thể diễn tiến từ từ (viêm thanh quản, viêm hạ thiệt, bạch hầu) hoặc cũng có thể diễn tiến đột ngột (dị vật đường thở). Nếu bệnh nhân có biểu hiện sau đây thì là một cấp cứu nội khoa : khó thở, thở nhanh, tiếng thở rít, nhịp tim nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, rút lõm lồng ngực – khoảng liên sườn. Điển hình của thể bệnh này à bệnh viêm thanh khí phế quản cấp (bệnh croup) xuất hiện ở độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi. Đây là bệnh nhiễm siêu vi gây ra tình trạng phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn. Tiếng ho giống tiếng sủa, giọng khàn với các đặc điểm của ho kiểu thanh quản. Nếu bệnh nhân có các dấu chứng khó thở như trên thì cần phải có chỉ định nhập viện khẩn cấp. Dị vật đường thở ở trẻ em cũng là một trong những chẩn đoán có thể gặp ở thể bệnh này.
Một số nguyên nhân gây ho hiếm gặp khác bao gồm hít phải không khí có chứa chất khí độc, bụi, hoá chất công nghiệp, khói gây kích thích đường thở và gây ho. Ho gây ra do thuốc ức chế men chuyển cũng thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. Đặc điểm của thể bệnh này là ho khan không kèm đàm nhớt, không sốt, xuất hiện sau khi dùng thuốc và giảm đi khi ngưng sử dụng thuốc liên quan. Ngoài ra cũng có thể liệt kê một số nguyên nhân gây ho hiếm gặp khác như ho do tâm lý. Đặc điểm gợi ý là triệu chứng ho chỉ xuất hiện tại thời điểm nhất định trong ngày (gợi ý vai trò của môi trường sống – bối cảnh), không bao giờ xuất hiện ban đêm, không kèm theo bất kỳ dấu hiệu gợi ý bệnh lý nào khác (không sốt, không khó thở, không xuất tiết dịch...).
 

  • Mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng
  • Mở đầu
  • Tổng quan về triệu chứng Ho
  • Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân và ho
  • Đặc điểm lâm sàng của ho và chẩn đoán
  • Đặc điểm các dấu chứng phối hợp và ho
  • Các dấu chứng gây nặng và triệu chứng ho
  • Đặc điểm của một số nguyên nhân điển hình
  • Các bệnh lý hiếm gặp cần chẩn đoán phân biệt
  • Điều trị
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bước 5: E (EMOTION): Quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân với sự đồng cảm

    Nguyên lý y học gia đình .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tổng quan viêm phổi mắc phải cộng đồng
    Các vấn đề về điều trị trong chăm sóc giảm nhẹ phần 2
    Xuất bản liên tục
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space