Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thể ho cấp tính

(Tham khảo chính: ICPC )

5.6.1.1.    Viêm hô hấp trên do siêu vi
Tất cả độ tuổi đều có thể mắc bệnh (cúm do influenza virus) nhưng nhiều nhất là ở nhóm tuổi bắt đầu đi học nhà trẻ - mẫu giáo. Xuất hiện thường nhanh chóng, nặng về đêm, thường phối hợp với các triệu chứng vùng mũi họng (chảy nước mũi, nghẹt mũi, không hắc xì hơi, đau họng gây nôn ói và ăn uống kém). 
Bệnh có diễn tiến thường giới hạn, hết sau 7-10 ngày. Nếu ho vẫn kéo dài thì phải nghĩ đến nguyên nhân khác có thể phối hợp. 
5.6.1.2.    Nhiễm trùng do chủng không đặc hiệu
Các tác nhân nhiễm trùng của nhóm này bao gồm: Mycoplasma, Legionella, Chlamydia, Coxiella là những thể vi trùng gây bệnh nội bào. Theo nghiên cứu khảo sát trên bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, tỷ lệ nhiễm của nhóm tác nhân này đạt 36%, tương đương với nhóm tác nhân gây viêm phổi đặc hiệu do Streptococcus (35%) và Haemophilus influenzae (9%)1. 
Đối với trẻ học đường, nhóm tác nhân này gây bệnh cảnh ho đơn thuần không kèm theo sốt cao điển hình như trong trường hợp viêm phổi do các tác nhân Streptococcus và Haemophilus. Đối với người trưởng thành, bệnh cảnh thường gặp là bệnh nhân có ho từng tràng kèm cảm giác khó chịu nhẹ vùng cổ, đến khám sau khi đã thử dùng nhiều loại kháng sinh nhóm diệt tế bào (beta lactam và cephalosporine) mà vẫn không cải thiện. Lý do là vì chủng vi trùng có chu trình phát triển nội bào nên không nhậy với các nhóm kháng sinh nêu trên.
Khám phổi có thể ghi nhận các dấu chứng rale ngáy, rale nổ, rale ẩm. Chụp hình xquang phổi ít khi ghi nhận dấu đặc hiệu đối với nhóm bệnh nhân đến khám ngoại trú.
5.6.1.3.    Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng ho thường không nặng nề và ít khi là lý do chính đi khám bệnh. Bệnh cảnh đặc thù với các dấu chứng vùng mũi như: chảy mũi, khó chịu nóng rát vùng mũi, nghẹt mũi, hắc xì mũi. Có thể kèm theo các dấu hiệu phụ như sung huyết kết mạc mắt, ngứa mắt, xốn mắt, chảy nước mắt. Trong các triệu chứng này, dấu hắc xì hơi có giá trị gợi ý cao, đặc thù nhất cho cơ chế dị ứng vùng mũi họng. 
Khám có thể phát hiện phì đại, sung huyết hoặc phát hiện polyp tại ngách mũi. Dịch tiết tại mũi thay đổi tuỳ theo từng mức độ bệnh. Thông thường chỉ là dịch trong, lỏng. Điều trị thử bằng thuốc kháng histamin làm giảm triệu chứng sẽ giúp khẳng định chẩn đoán.
5.6.1.4.    Viêm phổi do chủng vi trùng đặc hiệu
Bệnh đặc thù với 2 hội chứng chính : hội chứng nhiễm trùng bao gồm đáp ứng viêm toàn thân (sốt cao, mệt mỏi, môi khô, lưỡi dơ, đau nhức cơ thể) và hội chứng hô hấp (ho, đàm nhiều, khó thở, thở nhanh). Triệu chứng sốt mặc dù không đặc hiệu, nhưng có thể giúp chẩn đoán phân biệt loại trừ các bệnh lý tại phổi gây suy ho nhưng không sốt như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh bụi phổi, xơ phổi, khí phế thủng, dị vật đường thở. Đặc điểm sốt cao cũng giúp phân biệt bệnh phổi do chủng đặc hiệu so với chủng không đặc hiệu (thường không có sốt cao).
Về đặc điểm khó thở, đây chính là dấu chứng giúp phân biệt bệnh cảnh viêm phế quản và bệnh cảnh viêm phổi. Việc quan sát nhịp thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, thở bụng giúp hướng đến chẩn đoán viêm phổi, từ đó có nhận định và can thiệp phù hợp.
Các thông tin gợi ý khác bao gồm lượng đàm, tính chất đàm, tổng trạng kém, các bệnh lý nội-ngoại khoa phối hợp, bệnh lý hô hấp đã biết. Khám lâm sàng có thể ghi nhận các dấu hiệu của tổn thương tại phế nang (rale nổ-ẩm, giảm rale phế nang, giảm thông khí phế nang, tím tái, SpO2 giảm). Chỉ định chụp x quang phổi được ưu tiên đặt ra khi có nghi ngờ, giúp xác định chẩn đoán và theo dõi điều trị. Đối với chỉ định soi đờm - cấy đờm thường không được đặt ra trong bối cảnh chăm sóc ngoại trú.
So với các thể bệnh gây ho khác, bệnh viêm phổi được ưu tiên có chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể được cân nhắc khi suy xét cách điều trị phù hợp như : tuổi tác, tổng trạng và tri giác, bệnh lý nền phối hợp, sự hợp tác trong điều trị, sự chăm sóc của người thân, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế khi cần, mức độ nặng của bệnh tại thời điểm khám, ý kiến của bệnh nhân... (xem thêm bài các yếu tố tham gia vào quyết định lâm sàng). Việc suy xét các đặc điểm này trong điều trị chính là thể hiện khía cạnh chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Thể ho cấp tính
  • Thể ho mạn tính
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm VA cấp và mạn tính

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    A. Điều trị ban đầu:

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quai Bị - D71
    Chẩn đoán VMN cấp
    các chế phẩm thuốc sắt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space