Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan về cấu trúc mô hình bệnh án điện tử

(Tham khảo chính: nguyên lý y học gia đình )

Về cơ bản, bệnh án điện tử thường được chia nhỏ thành những thành phần chuyên biệt tương ứng với các nhóm chức năng cần có xung quanh việc chăm sóc điều trị bệnh nhân như hành chính, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… Tuy nhiên, tùy theo mức độ phát triển của từng chương trình mà mức độ tích hợp, kết nối và tính năng sẽ rất khác nhau.
Trên các phiên bản sơ khai, chương trình bệnh án điện tử thường có cấu trúc như mô hình sau (hình 1). Trong mô hình này, mỗi đơn vị chức năng (phòng xét nghiệm, phòng khám,..) có giao diện và cấu trúc dữ liệu riêng; đôi khi sử dụng các hệ chương trình khác nhau. Điều này nảy sinh vấn đề về khả năng kết nối thông tin từ nhiều nguồn do cấu trúc dữ liệu không tương đồng, 

Hình 2: Hệ thống bệnh án điện tử
về khả năng truy cập trực tiếp giữa các hệ thống do vấn đề về bảo mật, về khả năng dữ liệu trùng lắp, rải rác trong từng đơn vị chức năng đưa đến mất tính ổn định cơ sở dữ liệu. Để cụ thể thêm nội dung, chúng ta có thể hình dung thông qua ví dụ sau:
Bệnh nhân được chẩn đoán là “theo dõi thiếu máu” tại phòng khám. Chương trình tạo một hồ sơ khám với chẩn đoán trên. Khi bệnh nhân đến làm công thức máu tại phòng xét nghiệm, kỹ thuật viên phải lập lại thao tác nạp thông tin. Khi này, chẩn đoán có thể sẽ được ghi là “T/D thiếu máu”. Về mặt ngữ nghĩa thì cả 2 “chẩn đoán” trên đều cùng diễn tả một sự kiện; tuy nhiên, trên máy tính thì đây có 2 ý nghĩa khác nhau. Tiếp theo đó, bệnh nhân có được kết quả xét nghiệm khẳng định “thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ”. Bệnh nhân được bác sĩ khám lại và lần này trên toa thuốc lại được ghi nhận tình trạng “thiếu máu thiếu sắt”. Chỉ qua một lần khám mà hệ thống đã ghi nhận 4 thông tin khác nhau và tất nhiên được lưu ở 3 vị trí khác nhau: phòng khám, phòng xét nghiệm, và nhà thuốc.
Một cách tương tự đối với các trường hợp khác. Với tình huống có than phiền “đau vùng thắc lưng”, chúng ta dễ dàng ghi nhận có ít nhất 6 “phiên bản chẩn đoán” khác nhau như: đau lưng, mỏi lưng, nhức lưng, tê lưng, đau hông, đau cột sống lưng, đau cơ lưng… Vấn đề nảy sinh ở đây là tính chất phân tán trong lưu trữ dữ liệu. Hậu quả là khả năng cập nhật-đồng bộ thông tin là rất khó, tốn nhiều công sức, đôi khi là không thể thực hiện được. Một trong những nguyên nhân chính là do có sự thiếu vắng bộ danh mục mã hóa; theo nghĩa rộng hơn là thiếu vắng bộ chuẩn dữ liệu dùng để giao tiếp với máy tính và giữa các hệ thống bệnh án điện tử với nhau.
Để giải quyết các vấn đề trên, hệ thống bệnh án điện tử về sau được phát triển theo mô hình sau (hình 2). Theo mô hình này, các dữ liệu chuyên biệt vẫn được lưu trữ tại chổ. Tuy nhiên, chương trình có một hệ dữ liệu chung nằm riêng cho phép kết nối sử dụng chung ví dụ như thông tin về hành chính của bệnh nhân (tên, tuổi, địa chỉ, bảo hiểm y tế…). Ngoài ra, điểm mới là tất cả các chương trình riêng của từng đơn vị chức năng phải kết nối với chương trình chính thông qua chuẩn kết nối thừa hưởng đặc điểm chung của hệ thống và đặc điểm chuyên biệt của tính năng riêng. Tất cả thông tin này đều được hệ thống để cùng mô tả một bệnh nhân cụ thể (hình 2)
Tóm tắt lại, với mô hình mới, điểm nổi bật là phải chuẩn hóa hệ thống dữ liệu, chuẩn hóa cổng kết nối và dữ liệu được cấu trúc theo mục đích mô tả bệnh nhân hơn là mô tả kỹ thuật.

  • Mục tiêu
  • Định nghĩa bệnh án điện tử
  • Lịch sử của bệnh án điện tử
  • Tổng quan về cấu trúc mô hình bệnh án điện tử
  • Lợi ích của bệnh án điện tử
  • Tầm quan trọng của chuẩn hóa
  • Bệnh án điện tử ngoại trú - y học gia đình
  • Tóm tắt
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non

    2582/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mô hình khám bệnh hiện tại

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thùy dưới phải

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    AMLODIPIN
    N07_Sốt cao co giật
    video CME xử trí phản ứng phản vệ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space