Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sự du nhập mô hình “y học gia đình” vào các nước đang phát triển

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Như đã trình bày trong các phần trên, nền y học phương Tây gắn liền với hình ảnh của người “bác sĩ tổng quát” chăm sóc bệnh nhân trong bối cảnh điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, danh từ “bác sĩ gia đình” thì còn rất mới. Lịch sử xuất hiện thuật ngữ này được giải thích bằng 2 giả thuyết khác nhau. Bài giảng này xin giới thiệu 1 giả thuyết.
Đầu thế kỷ 19, các nước châu Âu không ngừng bành trướng lãnh thổ, xâm lược các nước thuộc địa tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ. Trong thời kỳ đó, các bác sĩ phương Tây và các nữ tu sĩ được mời đến chăm sóc cho các thương binh tại trạm xá. Mô hình trạm xá phát triển dần thành mô hình bệnh viện điều trị nội trú và sau này là các bệnh viên đa khoa, bệnh viện chuyên khoa. Mặc dù, trong giai đoạn này, người bác sĩ vẫn phụ trách chăm sóc đa khoa, xu hướng phân khoa – chuyên khoa sâu chưa diễn ra, họ chủ yếu công tác điều trị nội trú đa khoa. 
Về sau, các trường đại học y được thành lập nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế cho địa phương. Vào những ngày đầu, nhu cầu nhân lực rất lớn để phủ khắp các tuyến y tế cơ sở, thời gian đào tạo một bác sĩ lại kéo dài – chi phí cao không thể đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực vào thời điểm đó. Do vậy, “giải pháp tình thế - giải pháp tạm thời” của giai đoạn lịch sử đó là tăng cường đào tạo các hệ y sĩ, y tá (điều dưỡng) với thời gian đào tạo ngắn nhằm triển khai nhanh tại tuyến y tế cơ sở, trong khi các bác sĩ tổng quát đều được giữ lại tại các bệnh viện lớn, trong các thành phố lớn (tuyến chuyên sâu). Chính vì hạn chế về nhân lực chuyên môn, chức năng của tuyến y tế cơ sở bị giới hạn dần, khu trú lại còn thực hiện việc dự phòng, thực hiện các chương trình y tế quốc gia,...không đủ nguồn lực đảm nhận chức năng điều trị. Điều này đưa đến các nhận định không chính xác về vai trò của y tế tuyến cơ sở là nơi cung cấp dịch vụ y tế kém chất lượng, nghèo nàn về chuyên môn, chỉ làm chương trình dự phòng, chống dịch của nhà nước…Điều này hoàn toàn không phản ánh đúng tính chất – vai trò – nhiệm vụ vốn có của tuyến y tế ban đầu. 
Cũng do tính chất lịch sử đặc trưng này, trong định kiến của người Việt Nam, hình ảnh của người bác sĩ đã gắn liền với hình ảnh của bệnh viện điều trị nội trú như một thuộc tính cố hữu.
Về cơ bản, các “giải pháp tình thế - giải pháp tạm thời” đã thể hiện tính hiệu quả trong việc đánh ứng nhanh các nhu cầu chăm sóc y tế của người dân trong bối cảnh xã hội còn nhiều khó khăn, các nguồn lực còn hạn chế. Vào thời điểm hiện tại, các giải pháp trước đây không còn phù hợp. Nhu cầu cấp thiết là cần trả lại chính hình ảnh chuyên môn vốn có của y tế cơ sở, cần đầu tư một cách phù hợp để tuyến y tế cơ sở có thể thực hiện các nhiệm vụ - chức trách vốn có của nó trong hệ thống y tế quốc gia. 
Vào đầu những năm 1980, tại các nước phát triển, bác sĩ đa khoa tổng quát theo mô hình mới đã phát triển thành một chuyên khoa sâu, được đào tạo sau đại học. Người bác sĩ tổng quát được trang bị kiến thức về nguyên lý y học gia đình, các kỹ năng chuyên biệt nhằm phục vụ tốt nhất công việc chuyên môn trong môi trường chăm sóc ngoại trú. 
Với sự hỗ trợ của các dự án phát triển, chuyên khoa y học tổng quát theo mô hình mới được du nhập vào các nước đang phát triển. Tại đây, để phân biệt với mô hình y học tổng quát, bác sĩ tổng quát vốn có của địa phương, thuật ngữ “bác sĩ gia đình” được ra đời để mô tả người nghiên cứu chuyên môn sâu sau đại học về chuyên ngành “đa khoa tổng quát” theo mô hình mới hay còn gọi là “y học gia đình”.
Điều này cho thấy bản chất của thuật ngữ “bác sĩ gia đình” có ý nghĩa tương đương với “bác sĩ chuyên khoa ngành đa khoa tổng quát” của các nước phát triển. Đây là các bác sĩ chuyên khoa y học đa khoa tổng quát theo mô hình mới với các nguyên lý về y học gia đình, các kỹ năng chuyên biệt. Để cụ thể hơn, chúng tôi xin trích định nghĩa của WONCA: “y học tổng quát/y học gia đình” là lĩnh vực khoa học và hàn lâm, với các đặc trưng về nội dung đào tạo, nghiên cứu, y học chứng cớ và kỹ năng lâm sàng. Đây là một chuyên khoa lâm sàng hướng chăm sóc ban đầu”. Có thể tóm tắt ngắn gọn trong một câu: bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa về đa khoa tổng quát.
 

  • Mục tiêu bài giảng
  • Đại cương
  • Bác sĩ gia đình là gì
  • Bác sĩ tuyến cơ sở tại các nước phương Tây
  • Sự du nhập mô hình “y học gia đình” vào các nước đang phát triển
  • Lịch sử phát triển chuyên ngành y học gia đình tại Việt Nam
  • Mô hình bác sĩ gia đình/bác sĩ tổng quát tại một số quốc gia
  • Tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tầm soát

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đèn soi thanh quản

    Đỗ Ngọc Chánh.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dày màng phổi ác tính

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    đục thủy tinh thể
    CALCI GLUCONAT
    Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space