Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN

(Tham khảo chính: Bệnh viện tâm thần )

['PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẢNG
1. CHẨN ĐOÁN
Sảng là tình trạng rối loạn sự chú ý và nhận thức. Có biểu hiện giảm khả năng tập trung và duy trì sự chú ý. Các biểu hiện rối loạn khác về nhận thức gồm trí nhớ, định hướng, ngôn ngữ và tri giác. Sảng thường phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày và có khuynh hướng dao động trong ngày (thường nặng hơn vào ban đêm). Sảng là một hội chứng do nhiều nguyên nhân (xem bên dưới) gây ra nên cần phải xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.
Chẩn đoán phân biệt với sa sút trí tuệ (rối loạn thần kinh nhận thức), là tình trạng suy giảm nhận thức nhưng không rối loạn ý thức.
2. Cận lâm sàng: để chẩn đoán xác định nguyên nhân và tình trạng rối loạn về sinh hóa và chức năng.
- Công thức máu, ion đồ máu, đường máu, chức năng gan (SGOT, SGPT, GGT), chức năng thận (BUN, Creatinine)
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Tìm ma túy trong nước tiểu, trong máu.
- X quang tim phổi.
- Xét nghiệm dịch não tủy
- Điện tim, điện não.
- CT, MRI não
- Trắc nghiệm MMSE (mini-mental State examination)
3. XỬ TRÍ
1. Nhập viện và thực hiện chế độ chăm sóc cấp I
Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở mỗi 15 phút và nhiệt độ mỗi giờ Tình trạng ý thức, tri giác, đồng tử, dấu thần kinh khu trú mỗi ^2 giờ Lượng nước vào, ra, ăn uống, giấc ngủ/24 giờ Đảm bảo thông thoáng đường thở và ổn định tim mạch
2. Ngưng các thuốc nghi gây ra sảng hoặc làm sảng nặng thêm (ví dụ các thuốc có tác dụng anticholinergic, các thuốc barbiturates)
3. Điều chỉnh nước và điện giải: cho bệnh nhân uống nhiều nước (nước, nước trái cây, nước canh) hoặc truyền tĩnh mạch 3-4 lít/ngày (dung dịch ngọt, dung dịch đẳng truơng, dung dịch acid amine).
Có thể cho Glucose 30% 10ml tiêm tĩnh mạch chậm nếu nghi ngờ sảng do nguyên nhân hạ đường huyết hoặc sảng chưa rõ nguyên nhân; phải dùng kèm Thiamine 100mg tiêm bắp trước khi dùng Glucose.
4. Kích động, loạn thần: Haloperidol 5-10mgTB (tùy theo tuổi, cân nặng, tình trạng cơ thể), có thể lập lại sau một giờ nếu bệnh nhân còn kích động. Khi bệnh nhân yên tĩnh chuyên ngay sang thuốc uống. Có thể dùng các thuốc an thần kinh thế hệ mới như risperidone, olanzapine, quetiapine.
Nếu mất ngủ: dùng benzodiazepines có thời gian bán hủy ngắn và trung bình lúc đi ngủ: tránh dùng ban ngày vì có thể làm tăng lú lẫn. Có thể dùng thuốc gây ngủ ưu tiên cho nhóm Z như zopiclone (thuốc và liều lượng xem phần phụ lục).
5. Khi xác định được nguyên nhân gây ra sảng (xem phần phụ lục nguyên nhân gây sảng), chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa thích hợp. Điều trị sảng tại khoa tâm thần trong các trường hợp sau: sảng do cai rượu hoặc cai chất khác, sa sút tâm thần.
6. Cho bệnh nhân vào phòng riêng, yên tĩnh, sáng sủa, ban đêm có ánh sáng vừa đủ (giúp bệnh nhân định hướng, giảm lo âu nhưng không ảnh hưởng đến giấc ngủ)
Luôn có người thân, bạn bè hoặc nhân viên bên cạnh giúp trấn an bệnh nhân và ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm.
Tránh cố định bệnh nhân trừ trường hơp thật cần thiết (kích động nguy hiểm, bứt dây dịch truyền) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khi bệnh nhân yên tĩnh thì gỡ bỏ cố định ngay.
Tránh luân chuyển phòng hoặc thường xuyên thay đổi nhân viên chăm sóc.
Giúp cải thiện định hướng lực của bệnh nhân: phòng bệnh có lịch và đồng hồ treo tường: mọi người thường xuyên giúp bệnh nhân định hướng về thời gian, không gian, bản thân và chung quanh.
Điều chỉnh các kích thích môi trường ở mức thích hợp: không ồn ào nhưng cũng không nên quá tĩnh lặng. Bệnh nhân nên mang kiếng hoặc máy trợ thính nếu có vấn đề về thị giác hoặc thính giác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Robert E. Hales, (2008), textbook of psychiatry, 5th
2. Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry (2010)
3. International Classification of Diseases - 10 (1995)
4. Harrison’s, 18th principles of internal medecine (2011)']

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • BẢNG NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG SẢNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • MẤT NGÔN NGỮ MẮC PHẢI DO ĐỘNG KINH - HỘI CHỨNG LANDAU KLEFFNER
  • NÓI LẮP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ CẤP CỨU HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH RỐI LOẠN TIC - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ XỬ LÝ TỰ TỬ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỎ ĂN UỐNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM CHÚ Ý - TĂNG ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KÍCH ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN CẤP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẢN ỨNG VỚI STRESS TRẦM TRỌNG VÀ RỐI LOẠN THÍCH ỨNG - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ - MẤT NGỦ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HOẢNG LOẠN - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiểu máu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giáo dục sức khỏe và phòng ngừa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đặt nội khí quản cấp cứu
    Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ khoảng trống ở người lớn
    c
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space