Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC

(Tham khảo chính: Bệnh viện tâm thần )

['Hội chứng ác tính do thuốc an thần (Neuroleptic maglinant syndrome-NMS) là 1 cấp cứu thần kinh mà có ảnh hưởng tới tính mạng, liên quan đến việc sử dụng thuốc an thần và đặctrưng bởi 1 hội chứng lâm sàng như thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, tăng thân nhiệt,rối loạn thần kinh tự chủ.
I. Điều trị:
1. Ngưng tác nhân nguyên nhân: là 1 biện pháp đơn trị liệu rất quan trọng đối với NMS, nhữngthuốc an thần mạnh khác có thể ngưng nếu được. Yếu tố thúc đẩy như là ngưng điều trị vớiliệu pháp dopamine, nên được tiếp tục.
2. Điều trị chuyên biệt:
Những khuyến cáo với thuốc đặc trị NMS dựa trên những báo cáo ca lâm sàng, không có dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng. Kết quả của chúng không rõ ràng và còn bàn cải. Thôngthường thì dùng những thuốc như: Dantrolene, Bromocriptine và Amantadine.
• Dantrolene là thuốc dãn cơ trực tiếp và hiệu quả trong điều trị tăng thân nhiệt ác tính.Liều từ 0,25 đến 2mg/kg, tiêm mạch mỗi 6-12 giờ. Liều hàng ngày thường 3-5 mg/kg,liều tối đa 10mg/kg/ngày. Hiệu quả bao gồm giảm tạo nhiệt cũng tốt như trong co cứngcơ, và tác dụng trong vòng vài phút. Có liên quan đến nhiễm độc gan, Dantrolene nêntránh khi chức năng gan có bất thường. Trong khi vài khuyến cáo ngưng sau vài ngày,một vài đề nghị tiếp tục đến 10 ngày giảm liều chậm đến liều tối thiểu không tái phát.
• Bromocriptine, một đồng vận Dopamine, được cho để hồi phục dẫn truyền Dopaminebị mất. Nó tốt cho những bệnh nhân loạn thần. Liều 2,5mg mỗi 6-8 giờ, có thể tăng liềutối đa 40mg/ngày. Nó được khuyến cáo dùng đến 10 ngày sau khi NMS được kiểm soátvà giảm liều dần.
• Amantadine có tác động trên hệ Dopaminergic và Anticholinergic và sử dụng như 1thay thế Bromocriptine. Liều khởi đầu 100mg (uống qua sonde dạ dày) tăng liều khicần thiết tối đa 200mg mỗi 12 giờ.
3. Điều trị hỗ trợ: sự cần thiết cho việc chăm sóc nhanh chóng và hỗ trợ thiết yếu và không cầnbàn cải. Những biến chứng thì thường gặp và nặng, thậm chí tử vong.
Bao gồm:
• Mất nước
• Rối loạn cân bằng điện giải
• Suy thận cấp liên quan đến ly giải cơ vân
• Rối loạn nhịp tim bao gồm xoắn đỉnh và ngưng tim
• Nhồi máu cơ tim
• Bệnh cơ tim
• Suy hô hấp do co cứng thành ngực, viêm phổi, thuyên tắc phổi
• Huyết khối tĩnh mạch sâu
• Giảm tiểu cầu
• Đông máu nội mạch lan toả
• Co giật do tăng thân nhiệt hay rối loạn chuyển hoá
• Suy gan
• Nhiễm trùng huyết
Nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) để theo dõi chuyên sâu và chăm sóc hỗ trợ. Những khuyến cáo điều trị bao gồm:
• Ngưng bất kỳ thuốc an thần hoặc thuốc thúc đẩy.
• Kiểm soát, ổn định hô hấp tuần hoàn. Thông khí cơ học, thuốc chống loạn nhịp, hoặcđặt máy tạo nhịp nếu cần thiết.
• Đảm bảo thể tích bằng truyền dịch. Dịch mất đi không thấy được từ sốt cao, mồ hôi nênchú trọng. Nếu CPK tăng quá cao, tăng thể tích nội lòng mạch và kiềm hoá nước tiểu cóthể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ suy thận do ly giải cơ vân.
• Hạ sốt bằng khăn lạnh. Một biện pháp vật lý có thể thực hiện: rửa dạ dày bằng nướclạnh và đắp túi đá ở nách. Sử dụng Acetaminophen hay Aspirine để giảm sốt, nhưng nókhông được chứng minh.
• Hạ huyết áp khi tăng đáng kể, sử dụng bất kỳ thuốc chuyên biệt so với phương phápkhác thì không có dữ liệu lâm sàng. Clonidine thì có hiệu quả trong bối cảnh này.Nitropruside có thể lợi ích bởi còn làm hạ nhiệt do dãn mạch ngoại biên.
• Dùng Aspirine hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp để ngăn ngừa thuyên tắc tĩnhmạch sâu.
• Sử dung Benzodiazepine (Clonazepam, Lorazepam 0,5 đến 1,0mg) kiểm soát lo lắngnếu cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Robert E. Hales, (2008), textbook of psychiatry, 5th.
2. Kaplan & Sadocks Synopsis of Psychiatry (2010)
3. Harrisons, 18th principles of internal medecine (2011)']

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • BẢNG NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG SẢNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • MẤT NGÔN NGỮ MẮC PHẢI DO ĐỘNG KINH - HỘI CHỨNG LANDAU KLEFFNER
  • NÓI LẮP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ CẤP CỨU HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH RỐI LOẠN TIC - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ XỬ LÝ TỰ TỬ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NGƯNG TIM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỎ ĂN UỐNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM CHÚ Ý - TĂNG ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KÍCH ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN CẤP - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẢN ỨNG VỚI STRESS TRẦM TRỌNG VÀ RỐI LOẠN THÍCH ỨNG - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ - MẤT NGỦ - TÂM LÝ Y HỌC
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HOẢNG LOẠN - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các mô hình chăm sóc giảm nhẹ

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhiễm trùng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG TẠM THỜI
    Báo cáo video
    Sang thương thứ phát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space