Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


phần B

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

1.      Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

7.1.            Phương pháp nghiên cứu

Quan sát

Mô tả 1 trường hợp bệnh

 

Mô tả nhiều trường hợp bệnh

 

Mô tả cắt ngang

 

Bệnh chứng

 

Thuần tập (cohort)

Tiến cứu

Hồi cứu

Phân tích

Thực nghiệm lâm sàng

Bắt cặp

 

 

Không bắt cặp

7.2.            Quần thể và đối tượng nghiên cứu

Quần thể đích: là quần thể mà nghiên cứu nhắm đến để áp dụng nhưng không thể khảo sát được trực tiếp (giá trị ngoài của nghiên cứu)

Quần thể nghiên cứu: là quần thể mà nghiên cứu có thể khảo sát được bằng các hình thức chọn mẫu để mô tả (giá trị trong của nghiên cứu)

7.3.            Mẫu nghiên cứu:

Là nhóm đối tượng được trực tiếp khảo sát, lấy các thông số để nghiên cứu. Bằng các phương pháp chọn mẫu đảm bảo được tính đại diện, các kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ phản ánh giá trị thực trong quần thể nghiên cứu. Nếu nghiên cứu trên mẫu, xin được mô tả rõ kỹ thuật chọn mẫu (bắt buộc), công thức tính cỡ mẫu (tùy vào thiết kế nghiên cứu, tùy vào phương pháp nghiên cứu mà công thức tính cỡ mẫu phải được mô tả hay không, xin liên hệ BS. Liêm phòng KHTH để được hướng dẫn rõ thêm).

Chú ý: nếu nghiên cứu tiến hành trên mẫu nghiên cứu, đề nghị nêu rõ các tiêu chuẩn lựa vào mẫu, tiêu chuẩn loại ra khỏi mẫu (các mục này nêu được nêu rõ trong phần kỹ thuật chọn mẫu).

7.4.            Các yếu tố nghiên cứu (các biến số của nghiên cứu)

Ø  Các yếu tố đầu vào

Hành chánh: tuổi, giới, địa chỉ, ngày nhập viện, ngày xuất viện, số hồ sơ bệnh án, tiền căn, chẩn đoán, …

Lâm sàng: …

Cận lâm sàng: sinh hóa (máu, các dịch cơ thể), tế bào học, vi sinh học, hình ảnh học, …

Chú ý các điểm sau:

Các yếu tố đầu vào phải bao gồm các yếu tố giúp kết luận rằng bệnh nhân được chọn vào hay bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu theo các qui ước định trước (nếu có).

Các yếu tố phải được định nghĩa dưới dạng có thể thống kê được: dạng định lượng (nồng độ BUN, Creatinine trong máu, …), dạng định tính (đau bụng: có/không/không biết). Hạn chế qui định các biến không thống kê được gây khó khăn cho xử lý số liệu sau này (tiền căn bệnh:_______!!!!, …).

Ø  Các yếu tố đầu ra

Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, yếu tố đầu ra là các yếu tố giúp trả lời các yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu (chuyên biệt, tổng quát). Ví dụ trong nghiên cứu thuần tập, yếu tố đầu ra là hết bệnh, là tử vong,...

Ø  Các tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh, hội chứng (các tiêu chuẩn vàng)

Các yếu tố dùng để chẩn đoán ở mục này phải được nêu rõ ở mục yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra của nghiên cứu

Tập hợp các yếu tố để đi đến chẩn đoán dương tính phải tuân theo các tiêu chuẩn được công nhận, được áp dụng bởi các nghiên cứu khác (nêu rõ tạp chí hay sách qui định các tiêu chuẩn đã dùng).

7.1.            Phương pháp tiến hành.

Các bước thực hiện nghiên cứu

Thời gian thực hiện dự kiến

Nhân lực cần thiết

Vật lực cần thiết

Các sai số có thể (không bắt buộc có trong phần đề cương)

7.2.            Phương pháp phân tích số liệu

Các phép kiểm thống kế dự định sẽ dùng

Phần mềm thống kê dự định sẽ dùng

  • Phần A
  • phần B
  • Phần C
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người bệnh làm trung tâm

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    LEVODOPA

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non, nhẹ cân

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng xuất huyết
    145
    chăm sóc dự phòng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space