Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.1.    Các yếu tố nguy cơ
 
-    Phơi nhiễm với vi rút sởi: đi qua vùng dịch tễ, tiếp xúc với các người bệnh sởi
-    Không tiêm vắc xin sởi hoặc thất bại trong việc đáp ứng với vắc xin sởi
-    Suy giảm miễn dịch do HIV, bệnh leucemi, sử dụng corticoid bất kể có được tiêm phòng vắc xin sởi hay không
Yếu tố nguy cơ của bệnh sởi nặng là:
-    Suy dinh dưỡng
-    Suy giảm miễn dịch sẵn có
-    Có thai
-    Thiếu vitamin A
2.2.    Các triệu chứng thường gặp
-    Sốt: sốt cao 40 độ C thường kéo dài 4-7 ngày
-    Tiền triệu: mệt mỏi, chán ăn; tam chứng (viêm kết mạc; ho; sổ mũi)
-    Phù quanh hốc mắt, sợ ánh sáng và đau cơ có thể gặp
Nội ban
-    Hạt koplik: những hạt cát trên nền đỏ, mọc trên niêm mạc miệng đối diện răng
hàm số 2
-    Thường xuất hiện 1-2 ngày trước khi phát ban, kéo dài 3-5 ngày
-    Đặc trưng cho bệnh sởi, nhưng không phải lúc nào cũng gặp
Phát ban
-    Thông thường, ban xuất hiện sau phơi nhiễm 14 ngày
-    Ngứa nhẹ
-    Ban mọc từ đầu là lan ra thân mình và ngoại vi trong vòng vài ngày. Đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ.
-    Ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau,
không hoặc ít ngứa, không sinh mủ.
-    Trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết. Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết. Ban dày nhất ở vùng vai.
-    Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng.
-    Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, từ trên xuống dưới. Sau khi ban bay, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da hổ
-    Người bệnh suy giảm miễn dịch có thể không phát ban
2.3.    Các xét nghiệm chẩn đoán
2.3.1.    Các xét nghiệm ưu tiên: IgM và IgG đặc hiệu với sởi
Xét nghiệm máu xác định IgM đặc hiệu với sởi trong nhiễm vi rút cấp tính. Độ nhạy cao nhất là từ 3-14 ngày sau khi ban xuất hiện.
Sự hiện diện của kháng thể IgG chỉ ra việc nhiễm vi rút sởi đã xảy ra trong quá khứ hoặc tiền sử đã tiêm vắc xin trước đây.
Độ nhạy 83-92%, độ đặc hiệu 87-100% là tốt
Rubella và parvovirus có thể gây ra IgM ELISA dương tính giả
2.3.2.    Các xét nghiệm đặc hiệu khác (nếu cần được làm ở tuyến trên)
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Theo dõi biến chứng
  • Phòng bệnh
  • Tham khảo
  • Báo cáo của TS Hoàng Trường
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    youtube: Siêu trí tuệ nhân tạo AGI là gì?

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tràn dịch màng phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tư vấn KHHGĐ các phương pháp tránh thai
    Bệnh lý cơ tim
    Giới thiệu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space