Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Không có điều trị đặc hiệu cho sởi
3.1.    Điều trị hỗ trợ
 
Hạ sốt
-    Paracetamol: trẻ em: 10-15 mg/kg uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 75 mg/kg/ngày; người lớn: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ, tối đa 4000 mg/ngày. Hoặc
-    Ibuprofen: trẻ em: 5-10 mg/kg uống mỗi 6-8 giờ khi cần, tối đa 40 mg/kg/ngày; người lớn: 400-800 mg mỗi 6-8 giờ, tối đa 2400 mg/ngày
Nếu BN sợ ánh sáng, có thể cho ở trong phòng có ánh sáng mờ.
Hỗ trợ hô hấp khi viêm phổi hoặc hỗ trợ về thần kinh khi bị viêm não
Cung cấp vitamin A
Vitamin A được khuyến cáo trong tất cả các ca sởi nặng, ngay cả ở những quốc gia mà sởi thường không nặng. Vitamin A làm giảm đáng kể bệnh tật và tử vong liên quan đến sởi
-    Cân nhắc dùng vitamin A cho trẻ em: dưới 2 tuổi, phải nhập viện vì sởi, có biến chứng của sởi, suy giảm miễn dịch, có bằng chứng của thiếu vitamin A, rối loạn tiêu hóa kém hấp thu và suy dinh dưỡng, gần đây có di chuyển từ khu vực có tỷ lệ tử vong do sởi cao.
-    Trẻ em <6 tháng: 50000 đơn vị 1 ngày uống trong 2 ngày; lặp lại sau 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh ở mắt
-    Trẻ từ 6 -11 tháng: 100000 đơn vị/ngày x 2 ngày, lặp lại sau 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh ở mắt
-    Trẻ ≥ 12 tháng: 200000 đơn vị uông ngày 1 lần x 2 ngày; lặp lại sau 4 tuần nếu có biểu hiện bệnh ở mắt
-    Trẻ em có biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin A nặng: 2 liều đầu tiên cho theo lứa tuổi như trên, liều thứ 3 cũng cho theo lứa tuổi sau 2-4 tuần.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Theo dõi biến chứng
  • Phòng bệnh
  • Tham khảo
  • Báo cáo của TS Hoàng Trường
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    1636_QD-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lâm sàng: luôn kết hợp với triệu chứng, tiền sử, bệnh sử

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị
    Chẩn đoán
    Tình huống lâm sàng 1
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space