Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Sởi, còn được gọi là rubeola, là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao gây ra bởi vi rút sởi, đặc trưng bởi phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc và hạt Koplick với thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày.
1.    DỊCH TỄ HỌC
1.1.    Tình hình bệnh sởi
Trên toàn thế giới, sởi vẫn là một bệnh truyền nhiễm thường gặp. Tháng 4 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thông báo số ca sởi trên toàn thế giới đã tăng 300% trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, TCYTTG thông báo sởi đã bùng phát ở các nước khu vực châu Âu với 825000 người lớn và trẻ em ở 47 quốc gia châu Âu so với 5273 ca năm 2016. Đồng thời, UNICEF tháng 4 năm 2019 cũng cho biết giữa năm 2010 đến 2017, trên toàn cầu có 169 triệu trẻ em không được tiêm liều đầu tiên của vắc xin sởi. Hầu hết các gánh nặng bệnh tật và tử vong do sởi xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Tại Việt Nam, 1777 ca sởi đã được khẳng định năm 2018, gấp đôi so với năm 2017. Hầu hết các ca bệnh đều liên quan đến trẻ chưa được tiêm phòng do bố mẹ trẻ trì hoãn tiêm vắc xin cho con họ. UNICEF có nhiều nỗ lực trong việc kêu gọi các bố mẹ đến gặp các nhân viên y tế để được tư vấn về tiêm phòng sởi và tập trung hướng tới những cộng đồng nghèo và sống ngoài lề xã hội.
1.2.    Căn nguyên
Bệnh sởi do vi rút sởi, là một vi rút ARN hình cầu, họ Paramyxovirridae.
1.3.    Đường lây
Vi rút sởi truyền trực tiếp qua những giọt bắn đường hô hấp. Những giọt bắn này có thể còn hoạt tính và lây nhiễm, trong không khí hay trên các bề mặt, trong vòng 2 giờ.
Người bệnh phát tán vi rút mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có ban sởi mọc và 4 ngày sau khi phát ban sởi. Vì vi rút phát tán mạnh vào giai đoạn khởi phát nên việc phòng dịch lây lan có nhiều hạn chế.
1.4.    Cơ thể cảm thụ
Phần lớn là trẻ em. Trẻ sơ sinh được mẹ truyền kháng thể miễn dịch qua nhau thai. Lượng kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, vì vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Nguy cơ mắc cao ở lứa tuổi từ 12 tháng đến 6 tuổi. Sau khi mắc sởi, trẻ thu được miễn dịch tương đối bền vững với bệnh này
Ở những người suy giảm miễn dịch tế bào, vi rút sởi có thể gây ra viêm phổi tế bào khổng lồ tiến triển và có thể gây tử vong. Ở những cơ thể miễn dịch khỏe mạnh, nhiễm vi rút sởi dẫn đến đáp ứng miễn dịch hiệu quả, loại bỏ được vi rút và hình thành miễn dịch suốt đời.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Theo dõi biến chứng
  • Phòng bệnh
  • Tham khảo
  • Báo cáo của TS Hoàng Trường
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Yếu tố thúc đẩy và tăng nặng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặt vấn đề

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các thức gửi thông báo làm bài kiểm tra từ xa qui mô lớn

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Run khi nghỉ
    Thực hành rối loạn nhịp 2
    Đục thủy tinh thể
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space