Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phục hồi chức năng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Mục tiêu:
−    Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, tạo điều kiện cho việc luyện tập, vận động.
−    Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt
−    Tạo thuận và khuyến khích tối đa các hoạt động chức năng.
−    Kiểm soát các rối loạn tri giác, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ.
−    Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp.
 
−    Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia phục hồi chức năng.
Ở giai đoạn này, việc phục hồi chức năng mang tính toàn diện, nhằm tác động lên toàn bộ những khiếm khuyết, giảm khả năng của người bệnh, sớm cho họ độc lập. Nhóm phục hồi gồm các thành viên như: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình và một số thành viên khác… Những thành viên này phải phối hợp các biện pháp để phục hồi chức năng cho người bệnh có hiệu quả.
Các biện pháp điều trị- Phục hồi chức năng
•    Điều trị: Kiểm soát huyết áp, đau khớp vai, co cứng cơ và tăng cường tuần hoàn não.
+ Đau khớp vai có thể hạn chế bằng các biện pháp nhiệt, điện hoặc dùng thuốc.
+ Hội chứng vai tay: Dùng thuốc chống viêm giảm đau, steroid ( trong 1 tuần rồi hạ liều nhanh). Tập vận động khớp vai kết hợp với kéo giãn nhẹ nhàng, chủ yếu là duy trì tầm vận động khớp vai. Đôi khi phong bế hạch giao cảm cũng được sử dụng.
•    Chế độ vận động và các dạng bài tập
Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt: Do mức độ hồi phục ở các cơ sau liệt là khác nhau, kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể cho người bệnh tập chủ động có trợ giúp, chủ động theo tầm vận động hoặc có kháng trở để tăng sức mạnh cơ. Để tái rèn luyện thần kinh cơ, cho người bệnh tập các hoạt động chức năng như xử dụng tay, tập đi.
•    Nếu trương lực cơ tăng quá mạnh: có thể sử dụng một số bài tập và kỹ thuật kéo giãn. Ví dụ kéo giãn khớp cổ chân, kỹ thuật ức chế co cứng đối với các khớp ở gốc chi và ngọn chi, đứng bàn nghiêng hoặc sử dụng nẹp chỉnh hình, có thể kết hợp với thuốc giãn cơ hoặc phong bế tại chỗ vào các điểm vận động của cơ bị co cứng bằng Phenol 1% hay cồn 60 độ hoặc sử dụng các sản phẩm chứa độc tố vi khuẩn Botolium để gây giãn cơ như: Dysport hoặc Botox với liều lượng thấp.
•    Rối loạn thăng bằng và điều hợp: Với mục đích tăng cường thăng bằng, cho người bệnh tập bài tập thăng bằng ngồi, đứng, đi. Để có thăng bằng khi đi, có thể sử dụng thanh song song, khung đi hoặc nạng, gậy, có thể cho người bệnh tập đi trên ghế băng, tập bàn nhún hoặc đi theo bàn vẽ trên mặt đất…
•    Hoạt động trị liệu: Là những hoạt động để thực hiện một công việc trong các lĩnh vực như chăm sóc bản thân, lao động và giải trí giúp độc lập trong sinh hoạt, cải thiện năng lực thể chất và tinh thần, giúp người bệnh sớm hội nhập xã hội. Hoạt động trị liệu được chỉ định dưới những dạng hoạt động chơi thể thao, giải trí sáng tạo, nghệ thuật, các hoạt động hàng ngày, nội trợ, hay hoạt động hướng nghiệp. Khi tri giác ổn định và cơ lực ở các nhóm cơ hồi phục, người bệnh sẽ cải thiện chức năng tốt hơn và rút ngắn thời gian nằm viện.
•    Ngôn ngữ trị liệu: Được chỉ định trong trường hợp bị thất ngôn. Nguyên tắc huấn luyện ngôn ngữ là thiết lập một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bổ sung và thay thế những hình thái ngôn ngữ bị mất hoặc bị tổn thương. Việc xây dựng hệ thống tín hiệu này dựa trên quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường, đi từ thấp đến cao: kỹ năng không lời, các âm vị, âm tiết rồi tới câu với các cấu trúc ngữ pháp. Các biện pháp điều trị và tiên lượng của các thể thất ngôn rất khác nhau. Trong những thể thất ngôn toàn bộ hoặc đơn độc, khả năng hồi phục rất kém, thường phải giúp người bệnh giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời. Thất ngôn diễn đạt có thời gian hồi phục ngắn hơn và tiên lượng tốt hơn thất ngôn tiếp nhận.
 
•    Dụng cụ phục hồi chức năng: Được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả với nhiều mục đích khác nhau: trợ giúp, chỉnh hình và các dụng cụ tập luyện.
-    Nẹp cổ chân (nẹp dưới gối) khi nhóm cơ nâng bàn chân bên liệt hồi phục quá chậm hoặc không hồi phục. Nẹp giúp di chuyển dễ hơn đồng thời ngăn ngừa thói quen gấp và nâng hông bên liệt khi đi., nẹp được làm từ nhựa polypropylene theo khuôn chân người bệnh.
-    Đai nâng vai, nẹp cổ chân, máng đỡ cổ tay. Khi mẫu co cứng quá mạnh, các cơ đối vận yếu, có nguy cơ biến dạng khớp, cần chỉ định nẹp chỉnh hình.
-    Tập với dụng cụ ở giai đoạn đã có co cơ chủ động, người bệnh có thể tập với dụng cụ tập như: ròng rọc tập tay, xe đạp, ghế tập cơ tứ đầu đùi, cầu thang…
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đặc điểm lâm sàng
  • Phục hồi chức năng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phác đồ sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ

    51/2017/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CÁC RỐI LOẠN BIỆT HÓA GIỚI TÍNH SINH DỤC Ở NAM GIỚI

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng dẫn sử dụng chương trình (mô hình ICPC)

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nút xoang độ II type 1 (ECG Ví dụ)
    Nhập môn - nguyên lý
    Kết luận
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space