Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc đau buồn do mất người thân

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Kế hoạch chăm sóc người nhà khi mất người thân không bắt đầu sau cái chết mà nên bắt đầu ngay từ thời điểm đến dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ. Nhân viên chăm sóc giảm nhẹ có thể tư vấn về việc mất người thân cho gia đình người bệnh bao gồm những nội dung sau:
-    Phát hiện và đáp ứng với các phản ứng của sự đau buồn: từ chối, không tin vào sự thật, lẫn lộn, sốc, buồn, thương lượng, thương cảm, tức giận, sự nhục nhã, thất vọng, cảm giác tội lỗi và chấp nhận.
-    Giúp gia đình chấp nhận sự mất người thân
-    Chia sẻ sự đau buồn, khuyến khích họ nói chuyện và chia sẻ những kỷ niệm
-    Không đưa ra sự an ủi sai lầm- chỉ đưa ra những lời diễn đạt đơn giản và giành thời gian để lắng nghe
-    Cố gắng tìm hiểu xem nếu bạn bè và hàng xóm có thể giúp đỡ một cách thiết thực những công việc như nấu nướng và làm những việc vặt trong lúc người nhà đang đau buồn
-    Hỏi xem họ có đủ khả năng chi phí cho tang lễ và các chi phí học hành trong tương lai, giúp họ tìm ra giải pháp nếu có thể
-    Hãy động viên họ bình tĩnh- sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục từ sự mất mát người thân
-    Hãy nói rằng họ sẽ không bao giờ thôi không nhớ về người thân yêu của họ, nhưng nỗi đau sẽ giảm bớt đi và cho phép họ đi tiếp trong cuộc đời.
Khi người bệnh đã mất, nhóm chăm sóc giảm nhẹ nên tiếp tục đến thăm nhà và tiếp tục chăm sóc cho các thành viên trong gia đình. Đội chăm sóc giảm nhẹ nên xem xét lại cái chết và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự mất người thân trong những buổi giao ban tiếp theo. Liệu cái chết có ảnh hưởng lớn đến những người quan trọng trong gia đình không? Sự theo dõi tiếp tục sự mất người thân nên được áp dụng ở mức độ nào?
Có 2 mức độ theo dõi. Mức độ thứ nhất bao gồm bày tỏ sự chia buồn qua điện thoại, thiệp chia buồn, sự viếng thăm của y tá hoặc bác sĩ đa khoa, sự có mặt của nhân
 
viên y tế tại đám tang và cuối cùng là mời gia đình đến dự lễ tưởng niệm định kỳ tổ chức bởi đội chăm sóc giảm nhẹ. Mô hình này vừa khuyến khích vừa giúp đỡ trong khi bình thường hóa sự đau buồn mà những người thân bày tỏ và tôn trọng quá trình tang lễ của họ. Bất cứ khi nào một mối lo lắng lớn hơn xuất hiện sẽ có cơ hội để can thiệp hợp lý. Nhân viên nào đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi nhất với gia đình sẽ được lựa chọn để thực hiện sự theo dõi tiếp tục này vì nó cung cấp cho họ một biện pháp để tạm biệt dần dần. Sự gặp gỡ cuối cùng thường ngay sau khi lễ tưởng niệm đầu tiên.
Mô hình thứ hai của sự theo dõi tiếp tục là dành cho những cá nhân và những gia đình được đánh giá là có nguy cơ lớn và có khả năng có lợi từ sự can thiệp dự phòng. Nhân viên chăm sóc giảm nhẹ cần phải nhận biết những người thân có nguy cơ bị các hậu quả phức tạp của sự mất người thân. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm các tình huống:
-    Đặc điểm của cái chết: chết không đúng lúc trong vòng đời (cái chết của trẻ em), chết đột ngột và không mong đợi, sang chấn, bị kỳ thị
-    Những điểm mạnh và sự dễ bị tổn thương của người nhà bị mất người thân: bệnh sử về các bệnh tâm thầm (trầm cảm), tính cách và cách thức đối phó (người hay lo lắng và căng thẳng, người có lòng tự trọng yếu); tích lũy các kinh nghiệm về sự mất mát
-    Đặc điểm của mối quan hệ với người đã mất: quá phụ thuộc, có những tình cảm lẫn lộn (tức giận…)
-    Gia đình và mạng lưới trợ giúp: gia đình không bình thường (thiếu sự gắn bó và đối thoại, xung đột cao), cô lập, bị xa lánh
Đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ với sự đa dạng về thành phần bao gồm các y tá, mục sư hay nhà sư, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học hay tâm thần học, bác sĩ đa khoa, người tình nguyện, người tư vấn về sự mất người thân cần đảm bảo rằng sẽ không thiếu nhân viên để trợ giúp cho những người bị mất người thân. Theo dõi một cách tích cực sẽ đảm bảo việc tiến hành giới thiệu những người có nguy cơ cao đến những dịch vụ phù hợp kịp thời, tránh được những hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Chăm sóc về thể chất
  • Tư vấn cho gia đình, người chăm sóc về chăm sóc cuối đời
  • Hỗ trợ những mong ước cuối cùng của người bệnh
  • Chăm sóc đau buồn do mất người thân
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    y đức

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn về can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

    1862/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các mô hình chăm sóc giảm nhẹ

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Vận chuyển an toàn bệnh nhân trẻ em
    Bệnh án điện tử và nâng cao chuyên môn trong thực hành
    Chuẩn bị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space