Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phát hiện sớm và dự phòng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.    Phát hiện sớm viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Phát hiện sớm viêm phổi mắc phải ở cộng đồng dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng dưới đây:
1.1.1    Triệu chứng lâm sàng
-    Khởi phát đột ngột với sốt cao 39 – 40oC, rét run.
-    Đau ngực: là triệu chứng thường gặp, đôi khi là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương.
-    Ho mới xuất hiện, tăng dần, lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm đặc, màu vàng xanh hoặc máu gỉ sắt.
-    Đôi khi có nôn, chướng bụng, đau bụng.
-    Khó thở: thở nhanh, tím môi đầu chi.
-    Khám:
•    Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao, hơi thở hôi, môi khô lưỡi bẩn.
•    Hội chứng đông đặc ở phổi, ran ẩm, ran nổ bên tổn thương.
•    Dấu hiệu gợi ý viêm phổi do phế cầu: Mụn Herpes ở mép, môi, cánh mũi…
-    Trường hợp đặc biệt: Người nghiện rượu có thể có lú lẫn, người cao tuổi triệu chứng thường không rầm rộ, có khi bắt đầu bằng lú lẫn, mê sảng (tỷ lệ tử vong cao do suy hô hấp cấp, hạ nhiệt độ).
 
- Thể không điển hình: biểu hiện ho khan, nhức đầu, đau cơ. Khám lâm sàng thường không rõ hội chứng đông đặc, nghe thấy rải rác ran ẩm, ran nổ. X-quang phổi tổn thương không điển hình (mờ không đồng đều, giới hạn không rõ hình thuỳ).
1.1.2.    Đánh giá mức độ nặng: thang điểm CURB 65
-    C (Confusion): Rối loạn ý thức = 1 điểm
-    U (Ure): Ure >7mmol/L = 1 điểm
-    R (Respiratory rate): Tần số thở ≥30 lần/phút = 1 điểm
-    B (Blood pressure): Huyết áp <90/60 mmHg = 1 điểm
-    Tuổi ≥65 tuổi = 1 điểm
Cách đánh giá:
-    CURB65 = 0 - 1 điểm: viêm phổi nhẹ, có thể điều trị ngoại trú tại cộng đồng.
-    CURB65 = 2 điểm: viêm phổi trung bình, chuyển người bệnh lên các khoa nội bệnh viện để điều trị.
-    CURB65 = 3 - 5 điểm: viêm phổi nặng, chuyển người bệnh lên các khoa, trung
tâm hô hấp để điều trị.
1.1.3.    Cận lâm sàng
-    Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng >10 Giga/lít, bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 75%. Khi số lượng bạch cầu giảm <4,5 Giga/lít: hướng tới viêm phổi do virus.
-    Tốc độ lắng máu tăng.
-    Cấy máu hoặc đờm có thể thấy vi khuẩn gây bệnh.
-    X-quang phổi: Đám mờ hình tam giác đỉnh ở phía rốn phổi, đáy ở phía ngoài hoặc các đám mờ có hình phế quản hơi, có thể mờ góc sườn hoành.

1.2 Dự phòng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
 
-    Điều trị tốt các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, răng, miệng.
-    Người bệnh mắc các bệnh mạn tính không nên nằm lâu, thay đổi tư thế liên tục.
-    Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm một lần, phòng phế cầu 5 năm một lần cho những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.
-    Rửa tay xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi xì mũi, đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
-    Loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại: thuốc lá, thuốc lào.
-    Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.
-    Đeo khẩu trang dự phòng lây nhiễm cho người khác.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tổng quan
  • Phát hiện sớm và dự phòng viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
  • Xử trí viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phù chân, edema

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    11. Hội chứng antiphospholipid

    1832/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phương pháp đánh giá

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
    Lo âu và trầm cảm
    Rale ngáy
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space