Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân loại và xử trí tiêu chảy cấp

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp, đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn tới tử vong do mất nước và rối loạn điện giải. Việc điều trị cần đúng và khẩn trương ở các cơ sở y tế.
1.1.1.    Sinh lý hấp thu nước và điện giải ở đường tiêu hóa
- Hấp thu nước và điện giải chủ yếu ở ruột non
Đó là dịch được đưa vào cơ thể qua đường miệng, dịch tiêu hoá của dạ dày, ruột (Có 6 – 8 lít dịch/ngày). Số lượng dịch này hầu hết được hấp thu ở ruột non, còn khoảng 100 - 200ml được đào thải theo phân.
Ở ruột non, Natri được hấp thu đơn lẻ và tăng lên khi có mặt đường Glucose hay một vài axit amin.

 

ORS 1975

ORS 2002

Glucose

20g/l

13,5g/l

Na+

3,5g/l

2,6g/l

K+

1,5g/l

1,5g/l

Trisodium Citrat

2,9g/l

2,9g/l

So sánh hai loại ORS:

 

ORS chuẩn (1975)

ORS nồng độ thẩm thấu thấp (2002)

 

Công thức

Natri: 90mEq/l

NĐTT: 311mosmol/l

Natri: 75mEq/l

NĐTT : 245mosmol/l

 

 

Ưu điểm

An toàn, có hiệu quả cao

Dễ sử dụng và bảo quản, giá thành rẻ

Tương tự ORS cũ và: Giảm 33% truyền TM Giảm 20% lượng phân

Giảm 33% tỉ lệ nôn

 

Hiệu quả ứng dụng

Giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 3triệu/năm xuống còn 1,5triệu/năm

Giảm truyền TM 33%, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm nhiễm trùng thứ phát, giảm xét nghiệm, giảm chi

phí điều trị

Trường hợp không có ORS hoặc trẻ không dung nạp được Glucose, có thể dùng
nước cháo muối thay thế ORS.
Cách nấu nước cháo muối: Cho một vốc gạo và 6 bát con nước, đun cho đến khi hạt gạo nở hết, cho một nhúm muối ăn và gạn lấy 1 lít nước cháo muối, dùng cho trẻ uống trong 24 giờ.
1.1.2.    Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của tiêu chảy cấp
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính: Rotavirus; E. coli; Shigella. Một số nguyên nhân khác như: campylobacter, trùng roi
Yếu tố nguy cơ
-    Tuổi: Hay gặp ở trẻ 6 tháng đến 11 tháng
-    Trẻ mắc suy dinh dưỡng nặng.
-    Sau khi trẻ mắc sởi
-    Mùa: Mùa đông, mùa hè
-    Nước ô nhiễm, thức ăn ôi thiu
-    Trẻ không được bú sữa mẹ, ăn nhân tạo, ăn bổ sung sớm
1.1.3.    Đánh giá và phân loại mất nước
1.1.3.1.    Đánh giá các dấu hiệu mất nước
Bốn dấu hiệu đánh giá mất nước: dấu hiệu về toàn trạng, mắt trũng, khát nước, nếp véo da.

Dấu hiệu

Không mất nước

Có mất nước

Mất nước nặng

Toàn trạng

Tỉnh táo

Kích thích, vật vã

Ly bì, mệt lả

Mắt trũng

Không

Trũng

Rất trũng

Khát

Không khát

Khát, uống háo hức

Uống    ít,    không    uống

được

Nếp véo da

Mất nhanh

Mất chậm

Mất rất chậm

1.1.3.2 Phân loại mất nước
Mức độ mất nước:
Từ phải sang trái, khi trong một cột có ít nhất 2 dấu hiệu, thì phân loại mất nước ở cột đó, nếu mất nước ở cột mất nước nặng thì phân loại là mất nước nặng, nếu ở cột có mất nước thì phân loại là có mất nước.
Xếp loại mất nước:
-    Loại mất nước ưu trương: trẻ kích thích, vật vã. niêm mạc khô, khát nhiều, nếp véo da mất nhanh, sốt cao, nặng có thể có co giật, hoặc xuất huyết não, truỵ mạch. ĐGĐ : Na+ >150mEq/l
-    Loại mất nước đẳng trương: trẻ kích thích, khát, niêm mạc không khô, nếp véo da mất chậm, có sốt
ĐGĐ: Na+: 130 – 150mEq/l
 
-    Loại mất nước nhược trương: trẻ li bì, không khát, da ẩm, nếp véo da mất rất chậm, nặng có thể co giật, hôn mê, sốc truỵ mạch.
ĐGĐ: Na+ < 130mEq/l
1.1.3.3.    Xử trí
Tiêu chảy không mất nước: phác đồ A Đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
+ Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước.
+ Cho trẻ ăn thức ăn giầu chất dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.
+ Đưa trẻ quay trở lại cơ sở Y tế.
Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước.
+ Dịch uống: oresol, nước sạch, nước cơm, nước cháo muối.
+ Không cho trẻ uống nước đường.
+ Cho trẻ uống sau mỗi lần tiêu chảy:
*    Dưới 24 tháng: 50 - 100 ml/ sau mỗi lần tiêu chảy
*    Trên 24 tháng: 100 - 200 ml/ sau mỗi lần tiêu chảy
+ Cách cho trẻ uống: Trẻ lớn cho uống từng ngụm, trẻ nhỏ cho uống từng thìa. Nếu trẻ nôn, dừng lại 10 phút sau đó cho uống tiếp.
Cho trẻ ăn thức ăn giầu chất dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng:
Nếu trẻ đang bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú, trẻ đang ăn sữa bột vẫn tiếp tục cho ăn như ngày thường. Nếu trẻ đã ăn bổ xung cần cho trẻ ăn đầy đủ các thành phần trong ô vuông thức ăn. Thức ăn phải nghiền nhỏ, ninh nhừ. Cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ ngày trong thời gian mắc tiêu chảy. Khi ngừng tiêu chảy cho trẻ ăn tăng 1 bữa/ ngày trong 2 tuần. Đưa trẻ quay trở lại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:
Tiêu chảy nhiều hơn, nôn nhiều, khát nước, không ăn được, sốt hoặc ỉa phân có máu, sau 3 ngày bệnh không đỡ.
Chú ý: Vì tiêu chảy không mất nước điều trị tại nhà, nên cần hướng dẫn cẩn thận cho bà mẹ cách pha và cách cho trẻ uống ORS, cách cho trẻ ăn, các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám lại.
Tiêu chảy cấp có mất nước: phác đồ B
- Bù dịch bằng uống oresol: trong 4 giờ
Số lượng: Oresol = trọng lượng cơ thể (kg) x 75 ml
Có thể tính lượng dung dịch ORS theo tuổi và theo cân nặng dựa vào bảng sau:

Tuổi

<4 tháng

4      –

tháng

11

12–23

tháng

2 – 4 tuổi

5 – 14 tuổi

³15 tuổi

Cân nặng

< 5 kg

5 – 7,9 kg

8

kg

10,9

11–15,9kg

16 – 29,9

kg

  1. 30 kg

Ml

200 - 400

400 - 600

600 - 800

800- 1200

1200

2200

-

2200

4000

-

Cách cho uống: Uống từng ngụm hoặc từng thìa, nếu trẻ nôn dừng lại 10 phút sau đó tiếp tục uống. Theo dõi hàng giờ số lượng oresol uống được, số lần ỉa và dấu hiệu mất nước
 
Sau 4 giờ đánh giá lại để thay đổi phác đồ điều trị: nếu trẻ còn mất nước, tiếp tục điều trị phác đồ B lần 2, nếu không mất nước chuyển sang điều trị phác đồ A. Trường hợp bà mẹ phải ra về trước 4 giờ cần phát đủ lượng ORS trong 2 ngày, hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống và phát hiện các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.
- Trường hợp thất bại:
+ Trẻ ỉa nhiều, mất trên 15 – 20 ml nước/ kg/ giờ
+ Trẻ nôn nhiều trên 3 lần/ giờ
+ Trẻ chướng bụng, liệt ruột
+ Không dung nạp Glucose
+ Những trường hợp dùng ORS thất bại cần truyền dịch cho trẻ.
Tiêu chảy cấp mất nước nặng: phác đồ C
-    Trẻ bị mất nước nặng cần được nhanh chóng bù nước bằng đường TM.
-    Dịch truyền:
+ Lactate Ringer hoặc NaCl 0,9% nếu không có Ringer Lactate
+ Lượng dịch: 100 ml/ kg

Tuổi

Lúc đầu truyền 30 ml/kg trong

Sau đó truyền 70 ml/kg trong

Trẻ <12 tháng

1 giờ

5 giờ

Trẻ 12 tháng - 5 tuổi

30 phút

2 giờ 30 phút

-    Trong khi đang chuẩn bị truyền và khi đang truyền dịch, nếu trẻ uống được cho uống ORS 5 ml/ kg/ giờ
Cứ 1 - 2 giờ, đánh giá lại người bệnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện tốt thì truyền nhanh hơn.
-    Sau 6 giờ (trẻ <12 tháng) hoặc 3 giờ (trẻ >12 tháng) đánh giá lại và phân loại độ mất
nước, rồi lựa chọn phác đồ thích hợp (A, B, C) để điều trị.
-    Nếu tại trạm y tế cơ sở không có khả năng truyền TM, cần chuyển lên tuyến trên để truyền dịch. Trong thời gian vận chuyển, phải giỏ giọt ORS qua sonde dạ dày: 20 ml/ kg/giờ.
1.1.3.4.    Kháng sinh
-    Lỵ trực khuẩn Shigella
Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (uống)
Trước đây dùng: Trimazol 50mg/kg/ngày chia 2lần x 5 ngày Hoặc Nalidixic axit 60mg/kg/ngày chia 4 lần x 5 ngày.
-    Lỵ do Amíp: Metronidazol 30mg/kg/ngày chia 2 lần x 5 ngày
-    Đơn bào Giardia: Metronidazol 30mg/kg/ngày x 5 -10 ngày
-    Tả:
Lựa chọn 1: azythromycin 6-20mg/kg x 1 lần duy nhất x 5 ngày Thuốc thay thế: erythromycin, trẻ em 40mg/kg x 3 ngày
Trước đây dùng: Tetracyclin chia 4 lần x 5ngày
 
Hoặc Furazolidon 5mg/kg/ngày x 3 ngày
- Khi cấy phân thấy vi khuẩn gây bệnh cần làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ
1.1.3.5.    Hidrasec (Racecadotril)
Ngày đầu tiên dùng liều khởi đầu 1 liều x 4 lần/ngày. Những ngày sau 3 liều/ngày, tối đa 7 ngày. Dạng gói 10 mg và 30 mg: trẻ 1-9 tháng tuổi (9 kg) 1gói 10 mg/liều. 9-30 tháng (9-13 kg) 2 gói 10mg/liều, 30tháng- 9tuổi (13-27kg) 1gói 30 mg/ngày, trên 9 tuổi (>27 kg) 2 gói 30 mg/ngày. Nuốt nguyên vẹn cả bột trong gói hoặc khuấy đều trong thức ăn, cốc nước uống hoặc bình sữa phải được uống ngay lập tức. Dạng viên 100 mg: người lớn và trẻ em >15 tuổi 1 viên 100 mg x 3 lần/ngày.
1.1.3.6.    Bổ sung kẽm
(biệt dược Nutrozin C: 10mg= 5ml)
+ Trẻ <6 tháng: 10mg/ngày
+ Trẻ >6 tháng: 20 mg/ngày Thời gian: 10-14 ngày
1.1.3.7.    Không dùng thuốc chống nôn cầm ỉa, kháng sinh dùng đúng chỉ định.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Phân loại và xử trí tiêu chảy cấp
  • Phân loại, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp
  • Chuyển tuyến
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh hạt cơm warts

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    A. Điều trị sốt xuất huyết Dengue

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính đối với người được xét nghiệm HIV đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    04/2023/TT-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh (ECG Ví dụ 1)
    CLOTRIMAZOL
    Đau bụng mãn tính ở trẻ em và thanh thiếu niên: Cách tiếp cận đánh giá
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space