Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân loại, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.2.1.    Định nghĩa
NKHHCT ở trẻ em là những bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus gây nên
1.2.2.    Tác nhân gây bệnh
1.2.2.1.    Virus (60-70%): Virus hợp bào hô hấp (Respisatory Syncitial virus); Virus cúm (Influenzae virus); Virus á cúm (Parainfluenzae virus); Virus sởi; Adenovirus; Rhinovirus; Enterovirus; Cornavirus
1.2.2.2.    Vi khuẩn: Haemophilus influenzae; Streptococcus pneumoniae; Moracella catarrhalis; Staphylococcus aureus; Bordetella; Klebsiella pneumoniae; Chlamydia trachomatis; Các loại vi khuẩn khác
1.2.3.    Yếu tố thuận lợi
-    Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị NKHHCT, thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi.
-    Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ ẩm và chuyển mùa (tháng 4-5 và tháng 9-10 là những tháng chuyển mùa từ xuân sang hè và từ hè chuyển sang thu đông).
-    Môi trường: môi trường vệ sinh kém nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi khói (thuốc lá, bếp than...).
-    Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: NKHHCT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non,
không được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh, tiêu chảy kéo dài...
-    Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch...
1.2.4.    Phân loại
1.2.4.1.    Phân loại theo vị trí giải phẫu
Có nhiều cách nhưng hiện nay người ta đã thống nhất lấy nắp thanh quản làm ranh giới. Nếu tổn thương trên nắp thanh quản là NKHH trên, tổn thương các bộ phận dưới nắp thanh quản là NKHH dưới.
 
Nhiểm khuẩn hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi họng (trong đó có viêm VA, amidan...) phần lớn các trường hợp NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70-80%) và thường là nhẹ.
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ít gặp hơn và thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi màng phổi.
1.2.4.2.    Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
Thường được sử dụng trong thực tế để xây dựng phác đồ chẩn đoán và xử trí.
-    NKHHCT có thể nhẹ (không viêm phổi) không cần dùng kháng sinh, chăm sóc
tại nhà.
-    NKHHCT thể vừa (viêm phổi) dùng kháng sinh điều trị tại nhà, trạm y tế.
-    NKHHCT thể nặng (viêm phổi nặng) đến bệnh viện điều trị.
-    NKHHCT thể rất nặng (viêm phổi rất nặng hoặc bệnh rất nặng) cần điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
Bảng 1. Phân loại và xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (đối với trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi)
Dấu hiệu    - Không uống được
    - Co giật
    - Ngủ li bì khó đánh thức
    - Thở rít khi nằm yên
    - Suy dinh dưỡng nặng
Xếp loại    Bệnh rất nặng
Xử trí    - Gửi cấp cứu đi bệnh viện
    - Cho liều kháng sinh đầu
    - Điều trị sốt (nếu có)
    - Điều trị khò khè (nếu có)
    - Nếu nghi ngờ sốt rét cho uống thuốc chống sốt rét

Dấu hiệu

Co rút lồng ngực

  • Không co rút lồng ngực
  • Thở nhanh
  • Không co rút lồng ngực
  • Thở nhanh

Xếp loại

Viêm phổi nặng

Viêm phổi

Không viêm phổi (Ho cảm lạnh)

Xử trí

  • Gửi cấp cứu đi

bệnh viện

  • Cho liều kháng

sinh đầu

Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc

tại nhà

  • Cho một kháng sinh (T1)
  • Điều trị sốt (nếu có)
  • Nếu ho trên 30 ngày cần đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân
  • Đánh giá và xử trí vấn đề

 

  • Điều trị sốt (nếu có)
  • Điều trị khò khè (nếu có)
  • Điều trị khò khè (nếu có)
  • Theo dõi sát sau 2 ngày (hoặc sớm hơn nếu tình trạng xấu) phải đánh giá lại.

tai hoặc họng (nếu có)

  • Hướng dẫn bà mẹ
  • Điều trị sốt (nếu có)
  • Điều trị khò khè (nếu có)

 

- Nếu không có điều kiện chuyển đi bệnh viện phải điều trị với một kháng  sinh và

theo dõi sát sao.

 

 

 

Dấu hiệu

Sau 2 ngày điều trị với 1 kháng sinh cần đánh giá lại, nếu:

 

Tình trạng xấu hơn:

Không đỡ:

Khá hơn:

  • Không uống được
  • Co rút lồng ngực
  • Các dấu hiệu nguy kịch khác

(Vẫn thở nhanh nhưng không co rút lõm lồng ngực và dấu hiệu nguy kịch)

  • Thở chậm hơn
  • Giảm sốt
  • Ăn uống tốt hơn

Xử trí

Gửi cấp cứu đi bệnh viện

Thay kháng sinh hoặc gửi đi bệnh viện

Cho kháng sinh đủ

5 ngày

 

Bảng 2. Phác đồ xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi)

1.2.5.    Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
1.2.5.1.    Kháng sinh
Các loại kháng sinh có tác dụng tốt đối với các vi khuẩn gây bệnh (NKHHCT là penicillin, amoxicillin, cotrimoxazol, gentamycin, chloramphenicol và cephalosporin.
Chỉ định sử dụng kháng sinh tuyến 1 (tại nhà và y tế cơ sở)
-    Viêm phổi (không nặng) ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi, cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ có thể dùng 1 trong các kháng sinh sau:
+ Cotrimoxazol uống
+ Amoxicillin uống    Trong thời gian 5-7 ngày
+ Penicillin G (Benzyl penicillin)
-    Trường hợp viêm phổi nặng phải gửi đi bệnh viện điều trị, trước khi gửi đi cần cho trẻ 1 liều kháng sinh đầu tiên (có thể tiêm 1 mũi penicillin hoặc uống 1 liều cotrimoxazol). Nếu bệnh viện gần (khoảng cách từ nhà đến bệnh viện <5 km thời gian đi bộ dưới 1 giờ) thì không cần cho liều kháng sinh đầu mà đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Bảng 3. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh tuyến 1
-    Theo tổ chức Y tế Thế giới, phenoxymethyl penicilline (pen V) tác dụng rất kém đối với các loại vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em. Ví dụ đối với H.influenzae với liều 5mg/ml thì 10 lần kém nhạy cảm hơn benzyl penicillin. Phenoxymethyl penicillin uống không đảm bảo nồng độ cao trong máu để có thể diệt vi khuẩn vì vậy không dùng điều trị viêm phổi, viêm tai giữa cấp mà chỉ dùng trong điều trị viêm họng liên cầu với liều lượng 12,5mg/kg/ lần, ngày 4 lần hoặc có thể uống ngày 2 lần, mỗi lần 25mg/kg.
-    Cotrimoxazol là kháng sinh phổ rộng, tác dụng với nhiều vi khuẩn kể cả tụ cầu, có thể dùng điều trị viêm phổi kể cả dưới 2 tháng tuổi, nhưng không nên dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non và có vàng da.
Có thể dùng benzyl penicillin bắp trong trường hợp viêm phổi.
Trường hợp NKHHCT nặng (viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng) cần được điều trị tại bệnh viện và sử dụng kháng sinh tuyến 2.
Có thể sử dụng một trong các công thức điều trị sau đây:
-    Benzyl penicillin
-    Benzyl penicillin kết hợp gentamycin.
-    Chloramphenicol
-    Cephalosporin
Nếu nghi ngờ do tụ cầu, ngoài benzyl penicillin kết hợp gentamycin có thể dùng chloxacillin + gentamycin.
Bảng 4. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh tuyến 2

Kháng sinh

 

Tuổi

Benzyl pencillin

Gentamycin TB hoặc TM

Chloramphen icol TB hoặc TM

Oxacillin uống                 tiêm bắp hoặc TM

2 tháng đến

<5 tuổi

Tiêm bắp hoặc TM

50.000 đv/kg/lần x 4 lần/        ngày               hoặc

100.000đv /lần x 2 lần/ ngày

2,5mg/kg/ lần x 3 lần/ ngày

25mg/kg/lần x 4 lần/ngày

 

< 1 tuần

50.000 đv/kg/lần x 2 lần/ ngày

 

2,5mg/kg/lần x 2 lần/ ngày

 

25mg/kg/lần x 2 lần/ ngày

1 tuần - < 2 tháng

50.000 đv/kg/lần x 3 lần/ ngày

25mg/kg/lần x 3 lần/ ngày

1.2.5.2.    Điều trị triệu chứng
 
-    Nếu sốt dưới 39oC cho trẻ uống nhiều nước, có thể đắp khăn lạnh (trường hợp viêm phổi nặng không nên chườm lạnh).
-    Nếu sốt cao (>39oC): dùng paracetamol 10mg/kg/lần cho trẻ trên 3 tuổi, 6 giờ có thể uống 1 lần.
-    Điều trị khò khè:
•    Có thể sử dụng salbutamol khí dung liều 0,5ml + 2 ml nước cất.
•    Sau đó cho uống salbutamol viên 2mg - Trẻ dưới 1 tuổi uống 1/2 viên/ lần x 3 lần/ngày. Trẻ trên 1 tuổi 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
-    Giảm ho: chỉ dùng khi ho nặng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, nên dùng các loại thuốc ho dân tộc như hoa hồng bạch, quả quất, mật ong, chanh…
-    Trường hợp NKHHCT nặng và rất nặng cần đưa đến bệnh viện để điều trị triệt để, thở oxy, hô hấp hỗ trợ…
1.2.5.3.    Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi
-    Tiếp tục cho trẻ ăn khi ốm
-    Bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh
-    Làm thông thoáng mũi
-    Cho trẻ uống đủ nước
-    Cho bú nhiều lần
Điều trị ho và đau họng bằng thuốc nam cần chú ý đưa trẻ đến y tế khám lại khi có các dấu hiệu sau:
-    Khó thở hơn
-    Thở nhanh hơn
-    Bú kém
-    Mệt nặng hơn.
Chăm sóc tại nhà cho trẻ dưới 2 tháng

-    Giữ ấm cho trẻ
-    Cho bú thường xuyên hơn
-    Làm thông thoáng mũi
Đưa trẻ đến y tế khám lại khi:
-    Khó thở hơn
-    Thở nhanh hơn
-    Bú kém
-    Mệt nặng hơn
 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Phân loại và xử trí tiêu chảy cấp
  • Phân loại, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp
  • Chuyển tuyến
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cần cung cấp bối cảnh, thông tin bổ sung

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị nhiễm virus herpes simplex sinh dục

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị
    Giới thiệu
    Khám lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space