Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các bước xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.1.    Thu thập thông tin, đánh giá tình hình sức khỏe
Thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trong trong quản lý và lập kế hoạch. Thu thập thông tin để đánh giá tình trạng hiện tại, giúp trả lời câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu”. Để đánh giá được tình hình hiện tại chúng ta phải xác định rõ các thông tin cần thu thập, biết các phương pháp và các nguồn thu thập thông tin để đảm bảo thu thập đúng và đủ các thông tin cần thiết.
1.2    . Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
Vấn đề cần can thiệp: là khoảng cách tồn tại thực tế về tình trạng sức khỏe hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe và chỉ tiêu/tiêu chuẩn mong muốn của con người
Ví dụ: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Sapa, Lào cai 6 tháng
đầu năm 2017 còn cao (25%).
Tiêu chuẩn khi nêu một vấn đề: Vấn đề gì; đối tượng nào; ở đâu; khi nào; bao
nhiêu?
Vấn đề ưu tiên can thiệp: Sau khi xác định được vấn đề sức khỏe của cộng đồng, các cán bộ y tế sẽ lập kế hoạch để giải quyết những vấn đề đó. Trong thực tế nguồn lực y tế có hạn nên cần phải xác định vấn đề nào cần giải quyết trước và vấn đề nào sau.
Các phương pháp xác định vấn đề ưu tiên can thiệp
-    Phương pháp Delphi: một nhóm chuyên gia cùng nhau thảo luận để thống nhất xác
định các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng
-    Phương pháp dựa trên gánh nặng bệnh tật: dựa vào các con số, tỷ lệ mắc bệnh để
xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
 
-    Phương pháp cho điểm: dựa vào 4 tiêu chuẩn: Chỉ số vượt quá mức bình thường; cộng đồng biết đến và đã có phản ứng; đã có dự kiến giải quyết của nhiều ban ngành; ngoài CBYT có người thông thạo vấn đề đó
-    Phương pháp của WHO: cho điểm dựa vào 6 tiêu chí:
    Mức độ phổ biến của vấn đề
    Gây tác hại lớn
    Ảnh hưởng đến tầng lớp người khó khăn
    Đã có kỹ thuật, phương tiên giải quyết
    Kinh phí chấp nhận được
    Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
-    Phương pháp xác định ưu tiên theo thang điểm cơ bản:
    Yếu tố A: Phạm vi của vấn đề
    Yếu tố B: tính nghiêm trọng của vấn đề
    Yếu tố C: Ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp
    Các yếu tố khác: tính phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, sự săn có về nguồn lực…
    Công thức: BPRS = (A + 2B)C
Gợi ý về cho điểm phạm vi vấn đề:

Tỷ lệ quần thể đích bị tác động bởi VĐSK

Phạm vi vấn đề (Thang điểm)

≥25%

9 hoặc 10

10-24,9%

7 hoặc 8

1-9,9%

5 hoặc 6

0,1-0,9%

3 hoặc 4

0,01-0,09

1 hoặc 2

<0,01%

0

Gợi ý để lượng hóa tính nghiêm trọng của vấn đề

Tính nghiêm trọng của vấn đề

Tính nghiêm trọng (Thang điểm)

Rất nghiêm trọng (tỷ lệ tử vong cao, tử vong sớm, có ảnh hưởng lớn với người khác)

9 hoặc 10

Nghiêm trọng

6, 7 hoặc 8

Tương đối nghiêm trọng

3, 4 hoặc 5

Không nghiêm trọng

0, 1 hoặc 2

Gợi ý lượng hóa tính hiệu quả
 

Hiệu quả của can thiệp sẵn có trong phòng bệnh

Hiệu quả (Thang điểm)

Rất hiệu quả (hiệu quả 80-100%)

9 hoặc 10

Tương đối hiệu quả (hiệu quả 60-80%)

7 hoặc 8

Hiệu quả (hiệu quả 40-60%)

5 hoặc 6

Tương đối hiệu quả (hiệu quả 20-40%)

3 hoặc 4

Tương đối không hiệu quả(hiệu quả 5-20%)

1 hoặc 2

Không hiệu quả

0

1.3 Xây dựng mục tiêu
Sau khi đã xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên cần can thiệp, cần xác định tiếp những vấn đề đó phải giảm đi/ giải quyết bao nhiêu. Ngay cả những vấn đề có thể giải quyết triệt để cũng cần đặt ra các mục tiêu cho từng giai đoạn, giải quyết từng bước để đạt đích cuối cùng.
Xác định mục tiêu không chỉ giúp cho việc lập kế hoạch mà còn giúp cho quán trình đánh giá thực hiện kế hoạch. Một mục tiêu tốt là một mục tiêu được xây dựng trên cơ sở khoa học rõ ràng và tin cậy. Mục tiêu tốt phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn: có đối tượng; hoạt động rõ ràng cụ thể; có thời gian, địa điểm phù hợp; có tính khả thi; đo lường được
1.4    . Phân tích vấn đề sức khỏe
Mục tiêu của phân tích vấn đề là tìm ra các nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân có thể can thiệp được, nguyên nhân không thể can thiệp được để từ đó có các giải pháp thích hợp.
1.5    . Lựa chọn giải pháp
Sau khi biết được các nguyên nhân gốc rễ và xác định được mục tiêu cần đạt tới, chúng ta cần phải tìm cách giải quyết các nguyên nhân đó. Cách giải quyết vấn đề được gọi là các giải pháp và thực hiện thông qua các phương pháp cụ thể. Sau khi lựa chọn được các giải pháp và phương pháp cụ thể phải phân tích khó khan, thuận lợi của các phương pháp thực hiện.
1.6    . Viết kế hoạch hành động
Trước khi viết kế hoạch cần lưu ý xem xét cân bằng giữa khả năng và nhu cầu, dự tính xem những nguồn lực hiện có và những nguồn lực có thể huy động được, những khó khan và thuận lợi hiện tại và tương lai để xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Các bước xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe
  • Nguyên tắc lập kế hoạch
  • Quy trình quản lí sức khỏe trong y học gia đình
  • Quản lí sức khỏe trong y học gia đình
  • Hồ sơ quản lí sức khỏe cá nhân
  • Kết luận
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    13. Bệnh von willebrand (von-willebrand disease - vwd)

    1832/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sốt không rõ nguyên nhân

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hình ảnh hệ hô hấp trong bệnh lý Covid
    Nhịp tự thất
    Cách tiếp cận
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space