Xác định yếu tố nguy cơ suốt trong quá trình can thiệp, ví dụ trong tập luyện vận động, là một công cụ quan trọng để phòng ngừa hoặc làm giảm ảnh hưởng của vấn đề bệnh tật, và do đó, khiếm khuyết, giới hạn hoạt động, và giới hạn tham gia liên quan với khiếm khuyết chức năng và mất khả năng tiềm tàng. Những yếu tố này tồn tại trước khi khởi đầu vấn đề bệnh tật là liên quan đến khiếm khuyết, giảm khả năng, hay giới hạn tham gia. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ của những vấn đề mất khả năng như đặc điểm sinh lý học, lối sống, đặc điểm tâm lí, và ảnh hưởng thể chất và môi trường xã hội, diễn tả dưới đây:
Yếu tố nguy cơ đối với Mất khả năng
|
Yếu tố Sinh học
|
Yếu tố Hành vi, Tâm sinh lí, lối sống
|
Tuổi, giới tính, và chủng tộc
|
Phong cách của người ít vận động
|
Mối liên quan giữa chiều Cao và cân nặng
|
Sai lệch về văn hóa
|
Những bất thường bẩm sinh, rối loạn thần kinh cơ, bệnh lí tim phổi, hay dị thường;
|
Hút thuốc, rượu, các loại thuốc kích thích;
|
Yếu tố kinh tế xã hội
|
Dinh dưỡng kém;
|
Tình trạng kinh tế thấp;
|
Béo phì;
|
Giáo dục thấp;
|
Động lực thấp;
|
Không có chăm sóc y tế;
|
Kĩ năng bắt chước không cân bằng;
|
Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội.
|
Khó khăn khi đối đầu với căng thẳng;
|
Đặc điểm môi trường sinh lí
|
Ảnh hưởng tiêu cực.
|
Hàng rào về cấu trúc xây dựng tại nhà, cộng đồng và nơi làm việc.
|
|
Đặc điểm nơi làm việc trong môi trường ở nhà, công sở, và trường học.
|
|
Vài yếu tố nguy cơ, đặc biệt là lối sống và hành vi và ảnh hưởng của những vấn đề này liên quan đến nguy cơ bệnh tật vì bệnh lí hay chấn thương, đã được nói đến rất nhiều. Những thông tin về những ảnh hưởng bất lợi của những yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe như là lối sống ít vận động, béo phì, hút thuốc lá đã được tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng. Mặc dù ích lợi của việc tập luyện thường xuyên và hoạt động thể chất đã được ghi nhận rộng rãi, tuy nhiên mục tiêu ban đầu của chiến dịch Quốc gia đã chỉ ra rằng sự nhận thức về mối nguy cơ chưa được lan rộng hiệu quả để tạo một sự thay đổi trong hành vi, phong cách sống để giảm nguy cơ bệnh tật và chấn thương. Điều này cho thấy kiến thức gia tăng không dẫn đến sự thay đổi hành vi.
Huấn luyện chức năng cơ bản (Habilitation) nhằm phát triển chức năng tối đa cho những bệnh nhân bị khiếm khuyết khả năng do di truyền hoặc mắc phải trong những năm đầu đời.
Phục hồi chức năng (Rehabilitation) nhằm trợ giúp để lấy lại tối đa chức năng bị mất. Rehabilitation nhằm gia tăng chức năng tối ưu trong mối tương tác với môi trường của bệnh nhân. Thí dụ: chức năng ăn, uống một cách độc lập. Rehabilitation cung cấp chăm sóc liên tục từ lúc ở bệnh viện đến lúc xuất viện về cộng đồng. Có thể giúp gia tăng mục tiêu về sức khỏe, giảm chi phí điều trị bằng cách rút ngắn ngày nằm viện, giảm bớt mất khả năng và gia tăng chất lượng sống. Phục hồi chức năng cần chi phí thấp.
Phục hồi chức năng là liên ngành và có thể thực hiện bởi những chuyên gia về sức khỏe, liên kết với chuyên gia về đào tạo, người lao động, trợ cấp xã hội (social welfare) và những ngành khác. Đối với những trường hợp thiếu chuyên gia về lãnh vực sức khỏe, có thể đào tạo những người không chuyên trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cùng phối hợp với gia đình, bạn bè, và nhóm cộng đồng.
Phục hồi chức năng bắt đầu sớm sẽ giúp mục tiêu hồi phục tốt hơn đối với những trường hợp có liên quan đến giảm hay mất chức năng. Hiệu quả can thiệp sớm đặc biệt là với trẻ em có vấn đề hoặc nguy cơ của chậm phát triển đã được chứng minh là có cải thiện khi có can thiệp sớm bằng phục hồi chức năng.
|