Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Truyền thông giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được thủ tướng phê duyệt, trong đó có thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim và phòng chống giun sán, chương trình sức khỏe vị thành niên và y tế học đường. Triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng cung cấp vitamin A để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Duy trì công tác phòng, chống bướu cổ nhằm thanh toán các rối loạn do thiêu iốt. Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt. TT - GDSK về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em bao gồm rất nhiều nội dung, dưới đây là những nội dung cơ bản cần tập trung TT – GDSK để góp phần chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ và trẻ em.
-    Theo dõi thường xuyên sự phát triển trẻ em
-    Giáo dục bù nước kịp thời bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy
Khi trẻ mắc tiêu chảy có nhiều dấu hiệu khác nhau tùy theo mức độ mất nước. Mất nước nhẹ trẻ chỉ quấy khóc, kém ăn, mất nước nặng hơn trẻ môi khô, da hơi nhăn, khóc nhiều, nặng hơn thì thóp của trẻ có thể lõm, mắt trũng, dấu hiệu Casper (+), tinh thần li bì, có thể đưa đến sốc mất nước và đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nhờ biện pháp dùng Oresol và và các dung dịch bù nước khác mà tỉ lệ tử vong do tiêu chảy đã giảm rõ rệt.
Chỉ định dùng thuốc cho trẻ tiêu chảy phải theo ý kiến của cán bộ y tế. Chống lạm dụng thuốc khi bị tiêu chảy, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trừ khi ta biết chắc chắn tiêu chảy do vi khuẩn sau khi có kết quả làm kháng sinh đồ.
Đặc biệt cần chú ý TT - GDSK cho các bà mẹ, người chăm sóc trẻ, cộng đồng biết và thực hiện các biện pháp phòng chống tiêu chảy thông thường tại cộng đồng như vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ các loại vác-xin phòng bệnh cho trẻ.
-    Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi dưỡng trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em sữa mẹ bảo đảm sự phát triển bình thường cho trẻ cả thể lực và trí tuệ. Cần giáo dục các bà mẹ biết bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách nuôi trẻ bằng sữa mẹ.
Ngoài việc giáo dục các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho các bà mẹ cho trẻ ăn sam đúng, biết cách lựa chọn, chế biến và cho trẻ ăn các
 
thức ăn bổ sung, thực hiện "Tô màu bát bột” hoặc ô dinh dưỡng thức ăn đầy đủ, tránh tình trạng cho trẻ ăn kiêng không cần thiết.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống phòng chống tiêu chảy và các bệnh lây truyền khác mà trẻ hay mắc.
-    Giáo dục về tiêm chủng phòng bệnh
Tiêm chủng là một nội dung dự phòng tích cực, quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, một biện pháp dự phòng mang tính hiệu quả cao để phòng 8 bệnh lây truyền nặng (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan B và viêm não Nhật Bản) và một số bệnh khác như Rubella, quai bị...ở trẻ em.
Tiêm chủng mở rộng nhằm tạo miễn dịch chủ động trong cơ thể trẻ, giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh lây truyền hay mắc.
-    Giáo dục cho các bà mẹ các kiến thức về phòng chống một số bệnh khác và các tai nạn thương tích mà trẻ em hay mắc
-    Giáo dục kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Bà mẹ cần được chú trọng giáo dục các nội dung liên quan đến các giai đoạn sinh lý đặc biệt (như mang thai, sinh đẻ) có nhiều nguy cơ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và con.
1)    Giáo dục các kiến thức về chương trình Làm mẹ an toàn:
2)    Giáo dục về Dân số kế hoạch hoá gia đình:
TT- GDSK về chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em là nội dung rất quan trọng và phong phú. Nội dung giáo dục có thể tóm tắt vào chương trình: GOBIFFF:
G: Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng ghi biểu đồ tăng trưởng.
O: Bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy. B: Nuôi trẻ bằng sữa mẹ.
I: Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng.
F: Cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em và bà mẹ khi có thai và nuôi con nhỏ. F: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
F : Giáo dục nhằm tăng khả năng hiểu biết chung của phụ nữ.
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em cần chuyển tải được 10 thông điệp quan trọng nhất của Tổ chức y tế thế giới: “Những điều cần cho cuộc sống" đến với các bà mẹ và cộng đồng.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Truyền thông giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em
  • Giáo dục dinh dưỡng
  • Giáo dục sức khoẻ ở trường học
  • Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường
  • Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp
  • Giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung
  • Giáo dục nâng cao sức khỏe
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm xương tủy nhiễm khuẩn

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CEFALEXIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng và cách diễn tiến đến ung thư cổ tử cung

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Lợi ích (Benefit)
    375
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space