Chiến lược quốc gia y tế dự phòng của nước ta từ nay đến năm 2020, trong đó định hướng đến năm 2030 bao gồm:
1) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A (H5N1, H1N1, H7N9..), chân tay miệng, MERS-CoV..); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học.
2) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não
Nhật Bản, viêm gan vi rút...., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc-xin đề phòng ngừa các bệnh khác.
3) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm (như THA, đái tháo đường), các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích.
4) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Để thực hiện chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, các vấn đề chính cần TT - GDSK bao gồm các nội dung sau:
|