Giao tiếp hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe có thể:(a) – Nâng cao kết quả chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, (b) – Giảm tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, và (c) – Nâng cao hiệu quả của các hoạt động phòng bệnh. Các nguyên tắc giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe thường được sử dụng cho các chiến lược phòng và kiểm soát bệnh, bao gồm vận động cho các vấn đề sức khỏe, quảng bá các kế hoạch và sản phẩm sức khỏe, giáo dục người bệnh về chăm sóc sức khỏe, lựa chọn điều trị và giáo dục về các chính sách chất lượng trong chăm sóc sức khỏe.
Vai trò của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe:
- Nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân, cộng đồng về các vấn đề và giải pháp về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng .
- Ảnh hưởng đến nhận thức, niềm tin, thái độ và chuẩn mực xã hội liên quan đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
- Thúc đẩy hành động chăm sóc sức khỏe
- Giải thích và minh họa các kỹ năng cần thiết cho chăm sóc sức khỏe
- Chỉ ra những lợi ích của thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe
- Củng cố kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe
- Bác bỏ niềm tin hoang đường và quan niệm sai lệch về sức khỏe, bệnh tật
- Giúp phát triển mối quan hệ trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sức khỏe.
- Vận động cho các vấn đề sức khỏe hoặc cho các hoặc cho các hành động hướng đến sức khỏe cộng đồng
Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy cán bộ y tế có giao tiếp tốt với người bệnh đưa ra nhưng chẩn đoán chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời cũng làm cho người bệnh giảm lo lắng và hài lòng hơn. Người bệnh tuân thủ theo lời khuyên và tuân thủ theo phác đồ điều trị dẫn đến tỉ lệ phục hồi và cải thiện về sức khỏe nhiều hơn. Ngược lai cũng có những bằng chứng chỉ ra rằng giao tiếp không tốt giữa người bệnh và cán bộ y tế có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh không tốt, không đầy đủ vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự không hài lòng của người bệnh. Hầu hết các lời than phiền của bác sĩ đều liên quan đến ít giao tiếp và không chú ý lắng nghe người bệnh.
Giao tiếp không tốt giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể do cán bộ y tế không được đào tạo đầy đủ về giao tiếp khi còn là sinh viên. Một trong những lý do chính là kỹ năng giao tiếp chưa được quan tâm đầy đủ trong một chương trình đào tạo đại học và kỹ năng này không được xác định chính thức và rõ ràng. Chính vì vậy, ngày nay đã có nhiều bằng chứng ủng hộ hoạt động giảng dạy kỹ năng giao tiếp sin viên y khoa và trên thực tế đã cải thiện được chất lượng giao tiếp giữa cán bộ y tế và người bệnh.
Để giao tiếp hiệu quả với người khác thì đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Trong chăm sóc sức khỏe, hầu hết các kỹ năng giao tiếp đều liên quan đến kỹ năng đặt câu hỏi, nói, lắng nghe, phản ánh, thể hiện sự đồng cảm, cung cấp thông tin, kiểm tra nhận thức và phản hồi, giải thích, khuyến khích… Các kỹ năng này đều cần được dạy - học cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo y khoa.
|