Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


chăm sóc sau sinh

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Những ngày và tuần đầu sau sinh là giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của cả mẹ và trẻ. Những thay đổi quan trọng trong thời kỳ này quyết định đến chất lượng cuộc sống của mẹ và trẻ về sau. Tất cả các bà mẹ cần được tư vấn về quá trình phục hồi sinh lý sau sinh, những vấn đề sức khỏe bình thường và những dấu hiệu cũng như các triệu chứng nguy hiểm, bao gồm:
-    Băng huyết sau sinh: là một trong những tai biến sản khoa phổ biến dẫn đến tử vong mẹ hàng đầu thế giới và tại Việt Nam. Các triệu chứng của băng huyết sau
 
sinh:chảy máu đột ngột, lượng nhiều, máu chảy liên tục, mắt nhìn mờ, chóng mặt,
đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
-    Hậu sản giật: tình trạng này có thể xảy ra trong 48 giờ sau sinh hoặc muộn hơn lên tới 6 tuần. Các dấu hiệu của hậu sản giật: huyết áp cao có thể tới 140/90mmHg, hơn 300mg protein trong nước tiểu, thị lực giảm tạm thời hoặc nhìn bị nhòe, mắt quá mẫn cảm với ánh sáng, buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc đau vùng bụng, nước tiểu ít, tăng cân đột ngột khoảng 1kg/1 tuần, chân tay mặt có thể bị phù.
-    Nhiễm trùng: sốt, run, đau bụng và /hoặc tổn thương âm đạo gây khó chịu
-    Huyết khối tĩnh mạch: đau bắp chân đơn độc, sưng đỏ, thở nhanh hoặc đau ngực
4.1.    Chăm sóc mẹ và trẻ 2 giờ đầu sau sinh
-   Đối với mẹ:
+ Thời gian này sản phụ vẫn nằm ở phòng sinh, cần theo dõi tổng trạng về mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tình trạng trung đại tiện.
+ Nếu cả mẹ và trẻ không có gì bất thường có thể cho trẻ nằm cạnh mẹ và
hướng dẫn mẹ cách cho trẻ bú.
+ Xoa tử cung mỗi 15 phút một lần trong 2 giờ đầu, bảo đảm tử cung vẫn co tốt sau khi kết thúc xoa tử cung.
-    Đối với trẻ:
+ Đánh giá chỉ số APGAR, toàn trạng của trẻ sau sinh, nếu có biểu hiện phải xử trí cấp cứu ngay
+ Giữ ấm cho trẻ ở nhiệt độ phòng từ 26oC - 28oC, không có gió lùa. Tốt nhất là
để trẻ nằm trực tiếp tiếp xúc trên ngực mẹ, không cho trẻ tắm trong 24 giờ sau sinh.
+ Cho trẻ bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh. Thực hiện chăm sóc thường quy: khám toàn thân, chăm sóc rốn, mắt, tiêm vitamin K1 tiêm vắc xin viêm gan B và BCG theo Chương trình tiêm chủng quốc gia.
4.2.    Chăm sóc mẹ và trẻ từ giờ thứ 3 đến hết ngày đầu sau sinh
-    Đối với mẹ: Ngoài theo dõi tổng trạng, BSGĐ cần hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách, theo dõi rốn con, cho mẹ vận động sớm sau 6 giờ sau sinh, theo dõi tình trạng co hồi tử cung và lượng máu chảy. Hướng dẫn cho mẹ và gia đình những dấu hiệu nguy hiểm cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế như : chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt,...
-    Đối với trẻ: Theo dõi trẻ mỗi 1 giờ, theo dõi nhịp thở, da niêm mạch, rốn cũng như tình trạng tiêu hóa (bú mẹ hoặc đã có phân su chưa), hướng dẫn cách bú mẹ an toàn, xử trí nếu bị sặc sữa, hướng dẫn mẹ và gia đình các dâu hiệu nguy hiểm của trẻ như trẻ bỏ bú, không thở, tím, chảy máu rốn,...
4.3.    Chăm sóc mẹ và trẻ tuần đầu sau sinh
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cần thăm khám tại nhà đẻ chăm sóc mẹ
và trẻ sơ sinh trong 1 tuần đầu sau sinh.
- Đối với mẹ: Theo dõi các chỉ số sinh tồn, tầng sinh môn dối với trường hợp sinh thường và vết mổ đối với sinh mổ, kiểm tra vú và trạng thái tinh thần của mẹ. BSGĐ cần hướng dẫn cho bà mẹ và gia đình một số vấn đề cần chăm sóc sau:
 
+ Vệ sinh hàng ngày: rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần/ngày, lau người thay đồ
sạch, sau sinh 2-3 ngày nên tắm nhanh bằng nước ấm.
+ Chăm sóc vú: lau sạch vú bằng nước ấm trước và sau khi cho con bú, nếu tắc tia sữa cần xử lí sớm như day, vắt, hút, đến khám tại cơ sở y tế
+ Xử trí đau do co bóp tử cung: Nếu đau nhẹ thì có thể không cần xử trí. Nếu
đau nhiều thì chườm nóng hoặc sử dụng giảm đau paracetamol.
+ Vết khâu tầng sinh môn (nếu có): rửa sạch âm hộ và thấm khô sau đại tiện, cắt chỉ vết khâu sau 5 ngày.
+ Chế độ ăn uống sinh hoạt: Ăn đủ lượng và chất, không kiêng khem một cách thiếu khoa học, ngủ 8 giờ/ngày, đảm bảo giấc ngủ trưa, mặc đồ rổng rãi, sạch sẽ
+ Chế độ vận động: nên đi lại vận động nhẹ nhàng, tự phục vụ các sinh hoạt
đơn giản hàng ngày
+ Tư vấn và giải quyết các vấn đề tâm lý nếu có
-    Đối với trẻ: Tiếp tục theo dõi toàn trạng về nhịp thở, thân nhiệt, da niêm mạch, rốn và tình trạng bú mẹ. Hướng dẫn cho mẹ và gia đình một số vấn đề sau:
+ Trẻ cần được nằm chung với mẹ trong phòng ấm, tránh gió lùa, không cho trẻ nằm sấp, không cho trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh, súc vật, môi trường khói bụi, khói thuốc. Tuyệt đối không được hôn trẻ
+ Chăm sóc mắt: rửa tay bằng xà phòng trước/sau khi chăm sóc trẻ, dùng khăn
sạch, ẩm lau mắt cho trẻ hàng ngày, không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ
+ Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch, không băng kín hay đắp bất cứ thứ gì lên rốn của trẻ, hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn của trẻ.
+ Vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho trẻ hàng ngày bằng lau rửa hoặc tắm, sử dụng nước ấm, trong phòng ấm, kín gió. Cần thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết
+ Tư vấn về thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
Ngoài ra, BSGĐ cần quan tâm hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ sau sinh có yếu tố nguy cơ cao nhằm phòng ngừa vấn đề trầm cảm sau sinh và đói với bà mẹ có con bị tử vong cần cung cấp những chăm sóc hỗ trợ.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Chăm sóc sức khỏe trước khi có thai
  • Quản lí thai nghén
  • Quản lí chuyển dạ
  • chăm sóc sau sinh
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Vấn đề sức khỏe thường gặp

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo
    Nhịp chậm xoang (ECG Ví dụ 1)
    Nguyên nhân của phù chân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space