Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Danh mục thuốc cần thiết cho tuyến y tế cơ sở

(Trở về mục nội dung gốc: 2767/QĐ-BYT )

Tuyến y tế cơ sở (Quận/huyện và trạm y tế xã, phường): sẽ thực hiện cấp phát thuốc và quản lý cho những bệnh nhân đã được tuyến trên chẩn đoán và chỉ định.

Thuốc

Liều dùng

 

Cường beta 2 tác dụng ngắn

 

Salbutamol

Salbutamol, ống 0,5mg/ml; tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch

Salbutamol 5mg/5ml, truyền tĩnh mạch

Viên 2mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần, hoặc

Nang khí dung 5mg/2,5ml hoặc 2,5mg/2,5ml, khí dung ngày 4 nang, chia 4 lần, hoặc

Salbutamol dạng xịt định liều 100mcg/nhát, xịt ngày 4 lần, mỗi lần 2 nhát

 

Terbutaline

Terbutaline sulphate 0,5mg/ml, ống 1 ml, tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần ½-1 ống

Viên 5mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần, hoặc

 

Cường beta 2 tác dụng kéo dài

 

Bambuterol

Dạng viên, uống 1-2 viên/ngày

 

Indacaterol

Dạng hít, 150 mcg/lần hít, ngày hít 1 lần

 

Kháng cholinergic

 

Tiotropium

Dạng phun hạt mịn, 2,5 mcg/lần hít, ngày hít 2 hít/lần vào buổi sáng

 

Kết hợp cường beta 2 tác dụng ngắn và kháng cholinergic

 

Fenoterol/Ipratropium

Dạng dung dịch khí dung (1ml chứa Fenoterol 0,50 mg/Ipratropium 0,25mg), khí dung ngày 3 lần, mỗi lần pha 1- 2 ml Fenoterol/ Ipratropium với 3 ml natriclorua 0,9%

Dạng xịt định liều, 50/20 mcg/nhát: xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát

 

Salbutamol/Ipratropium

Nang 2,5ml chứa salbutamol 2,5mg, ipratropium bromide

0,5mg. Khí dung ngày 3-6 nang, chia 3 lần

 

Kết hợp cường beta 2 và kháng cholinergic tác dụng kéo dài

 

Indacaterol/Glycopyrronium

Dạng hít, Nang chứa Indacaterol 110 mcg/glycopyrronium 50 mcg. Hít ngày 1 nang vào buổi sáng

 

Olodaterol/tiotropium

Dạng phun hạt mịn. Liều 2,5mcg/2,5mcg cho một liều hít; hít 2 liều vào buổi sáng

 

Vilanterol/Umeclidinium

Dạng hít bột khô. Liều 62,5mcg/25mcg cho 1 liều hít; hít 1 liều vào buổi sáng

 

Nhóm Methylxanthin

Chú ý: tổng liều (bao gồm tất cả các thuốc nhóm methylxanthin) không quá 10mg/kg/ngày. Không dùng kèm thuốc nhóm macrolide vì nguy cơ độc tính gây biến chứng tim mạch.

 
 

Aminophylline

Ống 240mg. Pha 1 ống 240mg với 100 ml glucose 5%, truyền tĩnh mạch chậm trong 20-30 phút Duy trì: truyền tĩnh mạch 0,25-0,50 mg/kg/giờ tùy tuổi, chức năng gan, bệnh đồng mắc để đạt nồng độ theophylline huyết thanh khoảng 10 mcg/mL.

 

Theophylline phóng thích chậm (SR)

Viên 0,1g hoặc 0,3g. Liều 10mg/kg/ngày. Uống chia 2 lần.

 

Theophylline loại thường

Viên 0,1g. Liều uống 04 viên/ngày chia 4 lần.

 

Glucocorticosteroids dạng phun hít

Chú ý: cần súc miệng sau sử dụng các thuốc dạng phun hít có chứa glucocorticosteroid

 
 

Beclomethasone

Dạng xịt chứa 100mcg/liều. Xịt ngày 4 liều, chia 2 lần

 

Budesonide

Nang khí dung 0,5mg/2ml hoặc 1mg/2ml. Khí dung ngày 4-8 nang, chia 2-4 lần

 

Fluticasone

Nang 5mg, khí dung ngày 2-4 nang, chia 2-4 lần

 

Kết hợp cường beta 2 tác dụng kéo dài và Glucocoticosteroids

 

Formoterol/Budesonide

Dạng ống hít hoặc xịt. Liều 160mcg/4,5mcg cho 1 liều. Dùng 4 liều/ngày, chia 2 lần

 

Salmeterol/Fluticasone

Dạng xịt hoặc hít. Liều 50mcg/250mcg hoặc 25mcg/250mcg cho 1 liều. Dùng ngày 2-4 liều, chia 2 lần.

 
 

Fluticasone/vilanterol

Dạng ống hít. Liều 100mcg/25mcg hoặc 200mcg/25mcg cho 1 liều hít. Dùng 1 liều/ngày

 

Glucocorticosteroids đường toàn thân

 

Prednisolon

Viên 5mg. Uống ngày 6-8 viên, uống 1 lần lúc 8h sau ăn sáng.

 

Methylprednisolon

Viên 4mg, 16mg.

Lọ tiêm tĩnh mạch 40mg. Ngày tiêm 1-2 lọ

 

Chất ức chế Phosphodiesterase 4

 

Chất ức chế Phospho-diesterase 4

Roflumilast 500mcg. Uống 1 viên/ngày

 

Kháng sinh

Nhóm beta lactam/betalactam + clavulanic

Nhóm Cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3

Nhóm Macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin…)

Nhóm Fluoroquinolone (levofloxacin, moxifloxacin, ciprofloxacin)

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202308192767_QD-BYT_571790.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 2767/QĐ-BYT

  • Đại cương
  • Chẩn đoán
  • Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Chỉ định chuyển khám chuyên khoa
  • Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Bệnh đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Danh mục thuốc cần thiết cho tuyến y tế cơ sở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiêm chùng và phòng chống các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cận lâm sàng

    5169/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Test nội bì
    Ý nghĩa lâm sàng
    11_danluubangquang
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space