Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Trào ngược dạ dày - thực quản

(Tham khảo chính: 2767/QĐ-BYT )

Ước tính, tỷ lệ trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) ở các bệnh nhân BPTNMT khá thay đổi, từ 19-78%, nhưng nhìn chung, tỷ lệ này cao hơn nhiều trong dân số chung (18%). Mặc dù cơ chế bệnh sinh không rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra: GERD góp phần làm gia tăng tần suất đợt cấp BPTNMT. Bên cạnh đó, rất khó phân biệt các dấu hiệu hô hấp do GERD chưa được điều trị ổn định với các dấu hiệu hô hấp do BPTNMT chưa được điều trị tối ưu. Do vậy, khi điều trị BPTNMT có GERD đồng mắc, thường cần lưu tâm điều trị tối ưu cùng lúc cả hai bệnh.
Để chẩn đoán GERD ở bệnh nhân có BPTNMT, thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng có trào ngược điển hình, cảm giác nóng rát sau xương ức. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng trào ngược điển hình. Nội soi thực quản dạ dày hữu ích trong chẩn đoán GERD với hình ảnh viêm, loét thực quản do trào ngược, và được chia thành các mức độ A, B, C, D (theo phân loại Los Angeles), hoặc mức độ I, II, III, IV (theo phân loại Savary-Miller). Tuy nhiên, cần lưu ý có khá nhiều trường hợp GERD không có tổn thương trên nội soi thực quản dạ dày. Đo pH thực quản sử dụng ống thông qua mũi, hoặc sử dụng viên nang gắn ở đầu xa thực quản, được kết nối không dây với các thiết bị nhận tín hiệu bên ngoài. Việc theo dõi pH thực quản giúp chẩn đoán, đồng thời đánh giá hiệu quả cải thiện pH thực quản sau điều trị.
Các thuốc ức chế bơm proton thường hiệu quả trong điều trị GERD. Một số nghiên cứu còn chỉ ra khả năng giảm tần suất đợt cấp BPTNMT khi điều trị GERD hiệu quả. Tuy nhiên, vai trò dự phòng các đợt cấp của điều trị GERD vẫn còn nhiều tranh cãi, và cần có thêm nhiều nghiên cứu chứng minh.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202308192767_QD-BYT_571790.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh hô hấp
  • Trào ngược dạ dày - thực quản
  • Hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
  • Loãng xương
  • Lo âu và trầm cảm
  • Suy giảm nhận thức
  • BPTNMT như một thể đa bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các lưu ý khi đặt lệnh cho y khoa

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ nhiễm HPV

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán phân biệt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhĩ thất độ II Mobitz 1 - Block 2:1 (ECG Ví dụ)
    Chẩn đoán phân biệt
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space