Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thông số nghiên cứu

(Tham khảo chính: Võ Thành Liêm )

Mục này cần phải đánh giá-xem xét cẩn thận để tránh thiếu sót. Theo kinh nghiệm các nhân, chúng tôi khuyến cáo không nên tiến hành làm bảng câu hỏi (phiếu thu thập số liệu) nếu như chưa hoàn thành tốt mục này. Nếu thông số nghiên cứu không được liệt kê chi tiết, chúng ta có nguy cơ thu thập thiếu thông tin và có nguy cơ không phân tích được sau khi đã thu thập số liệu. Điều này đồng nghĩa với việc là nghiên cứu thất bại.

Các yếu tố phải được định nghĩa dưới dạng thống kê được: dạng định lượng (đo nồng độ BUN, Creatinine máu,….), dạng định khoảng (đau bụng: có/không/không biết). Có gắng hạn chế tối đa các dạng số liệu không thống kê được, sẽ gây khó khăn cho việc phân tích sau này (ý kiến của Bn về chất lượng chuyên môn!!! Cho điểm hay cho ý kiến…).

Để tránh thiếu sót, chúng ta có thể liệt kê thông số nghiên cứu theo 3 nhóm:

·        Yếu tố đầu vào:

·        Thông số về hành chính: nhằm miêu tả đặc điểm hành chánh, dân số, dịch tể đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, địa chỉ, ngày nhập viện-ngày khám, ngày xuất viện, số hồ sơ bệnh án…

·        Lâm sàng, cận lâm sàng, sinh hóa, tế bào, chẩn đoán hình ảnh…

·        Chú ý các điểm sau: Các yếu tố đầu vào phải bao gồm các yếu tố giúp kết luận bệnh nhân thuộc trong nhóm được chọn vào hoặc loại ra khỏi mẫu nghiên cứu theo tiêu chí định trước (nếu có)

·        Yếu tố đầu ra: Đây là thông số giúp trả lời các yêu cầu mà mục tiêu nghiên cứu đặt ra (mục tiêu tổng quát, mục tiêu chuyên biệt). Tùy theo thiết kế nghiên cứu mà các thông số này có thể rất khác nhau. Ví dụ trong nghiên cứu thuần tập hoặc can thiệp, thông số về tử vong có thể phải đo vào các thời điểm khác nhau hoặc đo liên tục….

·        Yếu tố giúp chẩn đoán theo các tiêu chuẩn: Thông thường mục này ít được mọi người quan tâm. Trong thực tế, tiêu chuẩn vàng cho bệnh hầu như không có. Bệnh thường được chẩn đoán thông qua các tiêu chuẩn, bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau. Để chẩn đoán đúng, chúng ta cần khai thác tốt các tiêu chí. Việc thiếu một trong các tiêu chí này có thể làm cho nghiên cứu không phân tích được. Ví dụ 7 tiêu chí của chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì lý do nào đó, chúng ta chỉ khai thác 6 tiêu chí. Điều này đưa đến việc là sẽ để sót một tỷ lệ bệnh nhân không được chuẩn đoán bệnh mặc dù có triệu chứng ở tiêu chí thứ 7. Để làm tốt mục này, chúng ta nên liệt kê trực tiếp các định nghĩa, các tiêu chí cho từng phạm trù liên đới đến mục tiêu nghiên cứu.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tên đề tài
  • Người thực hiện
  • Địa điểm thực hiện
  • Đặt vấn đề
  • Tổng quan y văn
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Đối tượng và phương pháp
  • Thông số nghiên cứu
  • Phương pháp tiến hành
  • Phương pháp phân tích
  • Kết quả dự kiến
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    bệnh phối hợp

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khía cạnh triết lý của CSGN

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯỚC SINH
    chẩn đoán phân biệt nào cho tình trạng chóng mặt
    Dát mạch máu (tache vasculaire)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space