Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con

(Tham khảo chính: Q-codes )

a) Phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với xét nghiệm giang mai (Treponema test) lần đầu tiên cần được điều trị bằng benzathine penicilline 2,4 triệu đơn vị liều thứ nhất. Việc tiêm kháng sinh cần tuân thủ các quy định về tiêm kháng sinh của Bộ Y tế.

- Nếu không có benzathin penicilline, có thể sử dụng procain penicilline 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp ngày 1 lần trong 10 ngày.

- Nếu dị ứng với penicillin có thể sử dụng erythromycine 500mg, uống 4 lần/ngày trong 14 ngày hoặc ceftriaxone 1g tiêm bắp ngày 1 lần trong 10-14 ngày hoặc azithromycine 2g uống một lần duy nhất.

- Lưu ý: Erythormycine và azithromycine không qua được hàng rào rau thai hoàn toàn vì thế chỉ có tác dụng điều trị cho mẹ. Trong trường hợp này, con sinh ra cần được điều trị ngay. Không sử dụng doxycycline cho phụ nữ mang thai.

- Tiến hành xét nghiệm Rapid Plasma Regain (RPR) hoặc lấy mẫu máu chuyển gửi đến phòng xét nghiệm để làm xét nghiệm RPR.

+ Nếu xét nghiệm RPR âm tính: xét nghiệm lại sau 1 tháng.

+ Nếu xét nghiệm RPR dương tính và phụ nữ mang thai mắc giang mai giai đoạn muộn (trên 2 năm) hoặc không rõ giai đoạn: tiếp tục điều trị Benzathine Penicillin 2,4 triệu đơn vị (tiêm bắp) liều thứ 2 cách liều thứ nhất 1 tuần và liều thứ 3 cách liều thứ hai 1 tuần.

b) Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm giang mai:

- Khám lâm sàng và phát hiện các triệu chứng nghi ngờ giang mai bẩm sinh: sinh non hoặc nhẹ cân, chảy nước mũi mạn tính, phát ban (có thể khô, phồng rộp hoặc đóng vẩy hoặc ướt, đặc biệt là trên bàn tay, xung quanh miệng hoặc hậu môn), gan lách to, vàng da, thiếu máu, viêm màng não vô khuẩn, dị dạng xương (hình dạng bất thường tại mũi hoặc chân).

- Trẻ cần được điều trị giang mai trong các trường hợp: trẻ được chẩn đoán lâm sàng giang mai bẩm sinh; trẻ có biểu hiện lâm sàng bình thường nhưng mẹ được chẩn đoán và điều trị muộn trong vòng 4 tuần trước khi sinh. Sử dụng phác đồ điều trị sau:

+ Benzyl Penicillin 100.000 - 150.000 đơn vị/kg/ngày tiêm tĩnh mạch 10-15 ngày.

+ Hoặc Procain Penicillin 50.000 đơn vị/ngày, tiêm bắp 1 lần trong ngày trong 10-15 ngày.

- Trẻ có biểu hiện lâm sàng bình thường, mẹ được điều trị giang mai đầy đủ và không có biểu hiện tái nhiễm cần được theo dõi để phát hiện các triệu chứng giang mai bẩm sinh ở thời điểm tuần thứ 6, 10, 14 và 9 tháng sau sinh. Trong trường hợp vẫn nghi ngờ có nguy cơ mắc giang mai bẩm sinh có thể chỉ định tiêm bắp cho trẻ 1 liều duy nhất benzathine penicillin 50.000 đơn vị/kg/ngày.

  • Phù niêm trước xương chày (pretibial myxedema)
  • Quy trình thực hành chuẩn (Standard Operating Procedure - SOP)
  • Nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người (Research involving human participants)
  • Nghiên cứu đa trung tâm (Multi-site research)
  • Giám sát nghiên cứu (Research monitoring and supervision)
  • Phiếu cung cấp thông tin và chấp thuận tham gia nghiên cứu (Informed Consent form - ICF)
  • Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (Assent Form - AF)
  • Tự nguyện (Voluntary)
  • Sự riêng tư (Privacy)
  • Xung đột lợi ích (Conflict of interest)
  • Dữ liệu cá nhân (Personal data)
  • Lợi ích (Benefit)
  • Nguy cơ (Risk)
  • Đạo đức y sinh học (Bioethics)
  • Nguy cơ tối thiểu (Minimal risk)
  • Rủi ro (Potential harm)
  • Bồi thường (Compensation)
  • Hoàn trả (Reimburse)
  • Thẩm định theo quy trình đầy đủ (Full review)
  • Thẩm định theo quy trình rút gọn (Expedited review)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nhiệm vụ của cơ sở quản lý người nhiễm tại nhà

    4038/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thai kỳ nguy cơ cao theo phân nhóm nguy cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    So sánh trung vị giữa 2 nhóm (tiếp)
    Nhập môn ECG
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space