HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRẠM Y TẾ XÃ
Đối tượng áp dụng
|
1. Người trưởng thành có nguy cơ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 đến trạm y tế.
2. Người bệnh ĐTĐ sau khi điều trị ổn định, được chuyển từ tuyến trên về.
|
BƯỚC 1. HỎI BỆNH- Chú trọng các nội dung:
|
1. Glucose máu trước đây?
2. Các triệu chứng điển hình của ĐTĐ: Khát nước, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy sút nhiều.
3. Các biểu hiện nghi ngờ biến chứng ĐTĐ: nhìn mờ, nhiễm trùng da lâu lành, viêm quanh chân răng, rụng răng sớm, nhiễm trùng tiết niệu, viêm âm đạo tái diễn, tê chân tay...
|
4. Tiền sử chẩn đoán và điều trị ĐTĐ và các bệnh liên quan, kèm theo (THA, rối loạn lipid máu, bệnh tim, thận): Thuốc sử dụng, hiệu quả, tác dụng phụ
5. Các YTNC: hút thuốc lá, uống rượu, bia, ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít rau, ăn nhiều mỡ động vật, ít hoạt động thể lực.
6. Tiền sử gia đình (trực hệ): bố mẹ đẻ, anh chị em ruột có bị ĐTĐ, mẹ bị ĐTĐ thai kỳ.
|
BƯỚC 2: KHÁM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM: chú trọng các nội dung:
|
1. Đo vòng eo, tính BMI, khám phù
2. Đo HA, bắt mạch ngoại vi, nghe tim (đều hay không? có tiếng thổi động mạch cảnh, động mạch bụng?).
3. Nghe phổi, khám bụng (chú ý tìm xem có gan to không)
4. Khám bàn chân: vết chai, loét, móng chân, cảm giác, mạch mu chân...
5. BN tái khám cần đánh giá sự tuân thủ điều trị.
|
6. Đo thị lực
7. XN glucose máu, cholesterol máu và protein niệu (nếu có điều kiện)
8. Xem kết quả XN đã có sẵn (chú ý glucose máu, HbA1c, creatinin, điện giải đồ, chức năng gan, thận, thành phần lipid máu).
9. XN glucose máu mao mạch (Quy trình XN trong Phụ lục 2.1): chỉ có giá trị phát hiện sớm và theo dõi điều trị.
|
|
|
|
Các rối loạn glucose huyết
|
Tiêu chuẩn chẩn đoán
|
A. Đái tháo đường
* Nếu glucose máu không tăng rõ, chẩn đoán cần 2 kết quả đạt chuẩn ở cùng mẫu máu hoặc ở 2 mẫu XN khác nhau ở ngày khác.
|
a) Glucose huyết tương tĩnh mạch (GHTTM) lúc đói (buổi sáng, sau nhịn đói qua đêm 8-12 tiếng) ≥ 7,0mmol/L (hay ≥ 126 mg/dL)* hoặc
|
b) GHTTM 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (NPDNG: Quy trình thực hiện NPDNG trong Phụ lục 2.2) ≥ 11,1mmol/L (hay ≥ 200 mg/dL)* hoặc
|
c) HbA1c ≥ 6,5% (hay ≥ 48mmol/mol)* hoặc
|
d) GHTTM bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L (hay ≥ 200 mg/dL) và triệu chứng lâm sàng của tăng glucose máu.
|
B. Tiền ĐTĐ
|
Rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ)
|
GHTTM lúc đói: 5,6 đến 6,9mmol/L (100 đến 125 mg/dL) và
|
GHTTM 2 h trong NPDNG < 7,8mmol/L (< 140mg/dL)
|
Rối loạn dung nạp glucose (RLDNG)
|
GHTTM 2 h trong NPDNG 7,8 đến 11,0 mmol/L (140 đến 199 mg/dL) và
|
GHTTM lúc đói (nếu đo) từ 5,6 - 6,9 mmol/L (hay 100- 125 mg/dL)
|
Tăng HbA1c
|
5,7 đến 6,4% (hay 39 đến 47 mmol/mol)
|
Chẩn đoán xác định ĐTĐ phải định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch (GHTTM).
Glucose mao mạch chỉ để theo dõi điều trị. Nếu XN glucose mao mạch nghi ngờ ĐTĐ cần chuyển BN lên tuyến có XN GHTTM để xác định chẩn đoán.
|
BƯỚC 4. CHUYỂN TUYẾN
|
A. Chuyển tuyến trên
1. ĐTĐ típ 1, ĐTĐ thai kỳ, người ĐTĐ mang thai.
2. Chuyển tuyến trên hoặc chuyển đi làm xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường: khi glucose máu mao mạch ≥ 5,6 mmol/L hay ≥ 100mg/dL và trạm y tế xã không thực hiện được xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường.
3. Cholesterol máu ≥ 8 mmol/L (nếu có kết quả xét nghiệm)
4. Người bệnh đến khám lần đầu hoặc đang điều trị ĐTĐ có một trong các biểu hiện cấp tính sau:
- Triệu chứng tăng glucose máu (khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút); Mất nước (da khô, véo da dương tính, môi se, khô niêm mạc miệng.
- Glucose máu lúc đói > 16,7 mmol/L (hoặc 300mg/dL)
- Rối loạn ý thức không có hạ glucose máu (nghi do tăng áp lực thẩm thấu).
- Hạ glucose máu tái diễn, hôn mê hạ glucose máu (sau xử lý cấp cứu).
- Có cơn đau thắt ngực mới xuất hiện, triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua (tai biến mạch máu não (TBMMN) hồi phục nhanh), hoặc TBMMN thực sự.
- Sốt cao có kèm glucose máu tăng cao, sốt kéo dài, ho kéo dài (nghi lao phổi), các bệnh nhiễm trùng nặng (viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu nặng có sốt...)
5. Người bệnh đến khám lần đầu hoặc ĐTĐ đang quản lý điều trị có một trong các diễn biến bất thường, biến chứng mạn tính sau:
- Loét bàn chân
- Đau chân khi đi lại (nghi viêm tắc tĩnh mạch, động mạch chân), tê bì giảm cảm giác chân
- Phù (nghi do suy thận).
- Giảm thị lực tiến triển
6. ĐTĐ đang quản lý không đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng.
7. Theo lịch hẹn để kiểm tra định kỳ (đánh giá hiệu quả điều trị, biến chứng, chức năng gan, thận...).
Xử lý hạ glucose máu trước khi chuyển tuyến:
a) Làm ngay xét nghiệm glucose máu nếu BN có biểu hiện hạ glucose máu.
b) Nếu glucose máu < 3,9mmol/L (70mg/dL) và/hoặc có triệu chứng đói lả, run, vã mồ hôi, mạch nhanh thì cần xử lý:
- BN còn uống được: Cho uống 01 cốc nước đường (10-15g glucose) hoặc đồ uống có đường như nước hoa quả, ăn bánh kẹo, theo dõi triệu chứng hạ glucose máu.
- Nếu BN không uống được: Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch nhanh 15gr glucose tương ứng 75 mL glucose 20%; hoặc 150 ml glucose 10%. Kiểm tra lại ý thức và glucose máu sau 15-30 phút, nếu glucose máu chưa đạt 5 mmol/L lặp lại như trên rồi duy trì bằng truyền dung dịch glucose 10%.
c) Chuyển tuyến nếu ý thức không cải thiện, hoặc có các tiêu chí chuyển tuyến khác.
B. Tuyến trên chuyển về trạm y tế.
- ĐTĐ có thể kiểm soát bằng thuốc uống có tại trạm y tế.
- ĐTĐ đã được kiểm soát ổn định ở tuyến trên với phác đồ mà các thuốc sẵn có tại trạm y tế
|
BƯỚC 5. ĐIỀU TRỊ, QUẢN LÝ (Quy trình điều trị, quản lý ĐTĐ trong Phụ lục 2.3)
A. Xác định mục tiêu điều trị glucose máu cho từng bệnh nhân:
1. Glucose máu lúc đói hoặc trước ăn từ 4.4 - 7.2 mmol/L;
2. Glucose máu sau ăn 1-2h: < 10 mmol/L,
3. HbA1C < 7% trong đa số các trường hợp.
B. Điều trị bằng thuốc uống.
1. Dùng metformin đầu tiên và điều chỉnh liều để đạt được glucose máu mục tiêu.
2. Nếu có chống chỉ định với metformin hoặc không khống chế được glucose máy với metformin đơn trị liệu thì thay hoặc thêm sulfonylurea. Các nhóm thuốc khác dùng theo hướng dẫn chung cho các tuyến của BYT
3. Nếu THA thì cho thuốc điều trị hạ HA theo hướng dẫn. Nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể là lựa chọn đầu tiên nếu ĐTĐ đã có tổn thương thận (có protein niệu).
4. Dùng statin cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ típ 2 từ 40 tuổi trở lên.
5. BN tuyến trên chuyển về: điều trị theo đơn tuyến trên và chỉnh liều theo mục tiêu điều trị.
C. Điều trị bằng insulin
Tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý ĐTĐ cho tuyến y tế cơ sở.
D. Giáo dục và tư vấn cho người bệnh đái tháo đường
• Tuân thủ điều trị, không tự bỏ thuốc hoặc giảm liều. Tái khám đúng hẹn
• Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc lá
• Không nên uống rượu bia.
• Hoạt động thể lực tối thiểu: tương đương với đi bộ nhanh (4-5km/h) khoảng 30 phút/ngày, 150 phút mỗi tuần (không nghỉ quá 2 ngày/tuần) tốt nhất đi hằng ngày.
• Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
• Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Thực hiện ăn giảm muối: Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn.
- Ăn ≥ 5 đơn vị (400g) rau, trái cây không ngọt mỗi ngày.
- Sử dụng các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, vừng, lạc, oliu...
- Ăn các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu kali
- Hạn chế ăn thịt đỏ, tối đa một hoặc hai lần/ tuần. Hạn chế thức ăn rán, chiêng.
- Ăn cá hoặc thức ăn giàu axit béo omega 3 ít nhất hai lần/ tuần.
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt, các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
|
Phụ lục 2.1: QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG MÁU MAO MẠCH
1. Chỉ định
a) Số lần đo đường máu mao mạch (ĐMMM) trong ngày, trong tuần, thời điểm đo được bác sỹ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và bệnh lý của người bệnh.
- Các trường hợp bệnh nhân (BN) đang điều trị với Insulin, đang điều chỉnh liều thuốc hạ đường máu.
- Phụ nữ mang thai có chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ có thể thử một hoặc nhiều lần trong ngày (thường trước các bữa ăn và sau các bữa ăn 1 hoặc 2 giờ).
- Các trường hợp đang dùng ổn định các thuốc viên hạ đường máu: có thể thử đường máu 2 - 3 lần trong tuần vào trước, sau các giờ ăn và trước giờ đi ngủ.
b) Các thời điểm khác: Người bệnh ĐTĐ có thể thử bất kể khi nào có các triệu chứng bất thường như: khát nhiều, tiểu nhiều, đói, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi hoặc trước và sau khi luyện tập thể lực.
2. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối về thử ĐMMM.
3. Chuẩn bị
a) Chuẩn bị người bệnh.
- Kiểm tra họ tên người bệnh, giờ chỉ định thử đường máu.
- Thông báo, hướng dẫn, giải thích để người bệnh hợp tác.
- Đề nghị BN rửa sạch và lau khô tay hoặc sát trùng bằng bông cồn rồi để khô.
- Để người bệnh ở tư thế thích hợp (ngồi hoặc nằm).
b) Chuẩn bị dụng cụ.
- Máy thử đường máu, que thử đường máu, kim chích máu, bút chích máu, bảng theo dõi đường máu.
- Kiểm tra que thử đường máu (hạn dùng, thời gian sử dụng kể từ khi mở hộp que thử), kiểm tra máy thử (tình trạng máy, pin).
- Hộp đựng bông cồn 700, bông khô.
- Hộp đựng que thử, kim chích máu đã sử dụng.
4. Các bước tiến hành
a) Bước 1: Người thực hiện thử đường máu: rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
b) Bước 2: Lắp kim vào bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của da người bệnh.
c) Bước 3: Lấy que thử ra khỏi hộp (đậy nắp hộp lại ngay).
d) Bước 4: Đưa que thử vào máy để máy tự khởi động hoặc và bật máy thử đường máu, đối chiếu code hiện trên máy có trùng với code của que thử không (nếu không trùng phải chỉnh lại cho đúng).
e) Bước 5: Người thực hiện thử đường máu cầm tay người bệnh vuốt nhẹ dồn máu từ gốc ngón tay lên đầu ngón tay (một trong bốn ngón, ngón 2, 3, 4, 5), đưa đầu bút chích máu vào mép ngoài cạnh đầu ngón và bấm bút chích máu, nặn nhẹ để lấy đủ giọt máu (tùy theo từng loại máy mà lấy ít hay nhiều máu)
f) Bước 6: Thấm máu vào giấy thử rồi cắm vào máy, hoặc để cạnh để que thử hút máu (tùy từng loại máy lấy máu ở ngoài hay loại mao dẫn).
g) Bước 7: Lau sạch máu trên tay người bệnh bằng bông khô.
h) Bước 8: Đợi máy hiện kết quả (từ 5- 45 giây), đọc kết quả, thông báo kết quả cho BN, dặn dò BN những điều cần thiết (ăn ngay nếu đường máu thấp...).
i) Bước 9: Bỏ ngay kim và que thử đã sử dụng vào hộp đựng rác thải y tế phù hợp.
j) Bước 10: Thu dọn dụng cụ, rửa tay.
5. Đánh giá kết quả, ghi kết quả
a) Đánh giá kết quả:
- Mục tiêu của kết quả ĐMMM còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2015 ĐMMM trước ăn từ 4,4 - 7,2 mmol/l và ĐMMM sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l là đạt mục tiêu.
Đối với phụ nữ mang thai có chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ thì mục tiêu đường máu đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn.
+ Trước ăn: < 5,3 mmol/L.
+ Sau ăn 1h: < 7,8 mmol/L.
+ Sau ăn 2h: < 6,7 mmol/L.
b) Báo bác sỹ và kịp thời xử trí khí kết quả đường máu bất thường quá cao (HI) hoặc quá thấp (LO).
c) Ghi phiếu điều dưỡng
- Ngày, giờ đo đường máu mao mạch
- Ghi kết quả vào sổ theo dõi đường máu hoặc phiếu theo dõi- chăm sóc hoặc hồ sơ quản lý bệnh nhân.
6. Các nguyên nhân làm kết quả không chính xác và cách xử trí.
NGUYÊN NHÂN
|
XỬ TRÍ
|
Giấy thử bị ẩm hoặc hết hạn sử dụng
|
Sau khi mở hộ lấy giấy thử phải đóng ngay nắp hộp lại. Không lấy nhiều giấy thử để ra ngoài khi chưa sử dụng. Hộp giấy đã mở để sử dụng chỉ dùng trong vòng 3 tháng.
|
Giấy thử và máy không cùng code (với loại máy có code)
|
Trước khi sử dụng cần kiểm tra số code của giấy thử và số code của máy. Khi dùng hộp que thử mới cần chỉnh số code mới sao cho phù hợp với code của máy.
|
Ngón tay bị ướt do cồn hoặc nước làm loãng và không tạo ra giọt máu
|
Rửa tay sạch để khô, hoặc bông thấm vừa phải lượng cồn.
|
Lấy máu quá ít vào giấy thử
|
Lấy đủ lượng máu vào giấy
|
Nơi gắn giấy thử không sạch (dính máu hoặc bụi bẩn)
|
Bảo quản máy, vệ sinh máy thường xuyên.
|
7. Lợi ích của việc thử đường máu mao mạch
- Lượng máu lấy để xét nghiệm ít, biết kết quả nhanh, tương đối chính xác.
- Biết được ngay kết quả sau mỗi lần thử.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của thức ăn và thuốc.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của rèn luyện thể lực.
- Phát hiện sớm khi đường huyết bất thường.
- Thảo luận giữa bệnh nhân và bác sỹ để có kế hoạch điều trị kịp thời.
Phụ lục 2.2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG
1. Chỉ định
- Những người đang nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Khuyến khích thực hiện với những phụ nữ mang thai (từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ) để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ.
2. Chống chỉ định
- Người bệnh đang có 1 bệnh cấp tính
- Ngày làm nghiệm pháp người bệnh thấy khó chịu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa...
- Chế độ ăn những ngày trước khi làm nghiệm pháp không ổn định.
- Đái tháo đường đã được chẩn đoán xác định.
3. Chuẩn bị trước ngày làm nghiệm pháp
- Người bệnh cần ăn uống bình thường, chế độ ăn giàu carbonhydrate trong 3 ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp.
- Tuyệt đối không sử dụng các thuốc thuộc nhóm corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần trong vòng ít nhất 3 ngày.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose sẽ được tiến hành vào buổi sáng sau khi người bệnh nhịn đói từ 10 - 14 giờ.
- Chuẩn bị sẵn 75gr glucose khan
4. Quy trình thực hiện nghiệm pháp
- Người bệnh cần phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước lúc làm nghiệm pháp.
- Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch lần thứ nhất để xét nghiệm glucose máu khi đói (M0).
- Người bệnh uống 75g đường pha với 250ml nước trắng, uống từ từ trong vòng 5 phút.
- Ngồi nghỉ ngơi, hạn chế vận động, không ăn uống cho đến khi lấy xong mẫu máu thứ 2.
- Sau 2 giờ kể từ khi bắt đầu uống nước đường, lấy mẫu máu tĩnh mạch lần thứ 2 (M2) để xét nghiệm glucose máu.
5. Phiên giải kết quả:
Đái tháo đường
|
M0 ≥ 7,0mmol/L (hay ≥ 126 mg/dL) hoặc M2 ≥ 11,1mmol/L (hay ≥ 200 mg/dL)
|
Tăng glucose máu lúc đói
|
M0: 5,6 đến 6,9 mmol/L (hay 100 đến 125 mg/dL) và M2 < 7,8mmol/L (hay < 140mg/dL)
|
Rối loạn dung nạp glucose
|
M2: 7,8 đến 11,0 mmol/L (hay 140 đến 199 mg/dL) và M0 < 7,0mmol/L (hay < 126 mg/dL)
|
Bình thường
|
M0 < 5,6 mmol/L (100 mg/dL) và M2 < 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
|
Phụ lục 2.3: QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
|