Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc trẻ sinh non

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.4.1.    Dấu hiệu nhận biết trẻ đẻ non
Đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ
tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Theo tuổi thai:
Sơ sinh non tháng    Tuổi thai
Muộn    34 tuần đến dưới 37 tuần
Vừa    32 tuần đến dưới 34 tuần
Rất non    dưới 32 tuần
Cực non    dưới 28 tuần
Theo cân nặng lúc sinh:
 
Sơ sinh nhẹ cân    Cân nặng lúc sinh
Vừa    Dưới 2500g
Rất nhẹ cân    Dưới 1500g
Cực nhẹ cân    Dưới 1000g
1.4.2.    Những dấu hiệu của trẻ đẻ non
-    Cân nặng < 2500g.
-    Chiều dài < 45cm.
-    Da: càng đẻ non da càng mỏng, đỏ, nhiều mạch máu dưới da rõ, tổ chức mỡ dưới da kém phát triển, trên da có nhiều lông tơ, tổ chức vú và đầu vú chưa phát triển.
-    Tóc: ngắn, mềm < 2cm.
-    Móng chi mềm, không chùm các ngón.
-    Hệ thống xương mềm, đầu to so với tỉ lệ cơ thể (1/4), các rãnh xương sọ chưa liền, thóp rộng, lồng ngực dẹp, tai mềm, sụn vành tai chưa phát triển.
-    Các chi luôn ở trong tư thế duỗi, trương lực cơ mềm, cơ nhẽo.
-    Sinh dục ngoài:
+ Trẻ trai: tinh hoàn chưa xuống hạ nang, da bìu phù mọng.
+ Trẻ gái: môi lớn không che kín môi bé và âm vật, không có hiện tượng biến động sinh dục như hành kinh sinh lý hoặc sưng vú.
-    Thần kinh: luôn li bì, ức chế, khóc yếu, các phản xạ yếu hoặc chưa có.
1.4.3.    Những nguy cơ và biến chứng
Hạ thân nhiệt, suy hô hấp, bệnh màng trong, vàng da nhân, hạ đường huyết, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng, thiếu máu, xuất huyết não, suy dinh dưỡng
1.4.4.    Chăm sóc và nuôi dưỡng tại tuyến y tế cơ sở
Sự phát triển của trẻ thấp cân và non tháng phụ thuộc rất nhiêu vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện môi trường xung quanh trẻ ngay từ khi lọt lòng với nguyên tắc cơ bản là giữ ấm, sữa mẹ và vô khuẩn.
Giữ ấm cho trẻ: vì để lạnh trẻ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ, có 2 phương pháp trợ giúp trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp chuột túi.
Lồng ấp
-    Trẻ < 2000g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 33 - 34°C.
-    Trẻ<1500g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 34-35°C.
-    Nhiệt độ trong phòng nuôi trẻ cần giữ 28 - 32°C.
Phương pháp chuột túi
-    Đặt trẻ nằm da áp da trên lồng ngực mẹ phủ áo hoặc chăn bên ngoài, ủ ấm trẻ bằng nhiệt độ của cơ thể người mẹ. Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, tiện lợi, kinh tế và có nhiều ưu điểm sau:
•    Giảm được tỷ lệ bệnh lây lan trong bệnh viện.
•    Giữ được thân nhiệt cho trẻ.
•    Giúp trẻ thở đều hơn.
•    Tránh nôn, trào ngược từ dạ dày.
 
•    Gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
•    Nếu mẹ mệt, bố hay người thân trong gia đình có thể thay thế để chăm sóc trẻ theo phương pháp da áp da.
Dinh dưỡng
-    Nguyên tắc cơ bản:
o    Ưu tiên sữa mẹ.
o    Ăn sớm tránh hạ đường huyết cho trẻ.
o    Cho bú nhiều lần trong ngày.
o    Lượng sữa tăng từ từ.
o    Trẻ không bú được phải đổ thìa.
-    Trẻ quá non (< 1500g) phải kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch (tại bệnh viện).
-    Trẻ < 34 tuần chưa có khả năng mút vú thì cho ăn bằng thìa và cốc sạch, đun sôi hoặc bằng bơm qua ống thông dạ dày (8 - 10 lần/ngày) hoặc vắt sữa mẹ từng giọt vào miệng trẻ.
-    Bổ sung:
o    Vitamin D: 80 - 100 đv/ngày.
o    Vitamin C: 50mg/ngày.
o    Vitamin E: 5 - 10UI lần/ngày.
o    Vitamin K1: tiêm bắp 1 lần duy nhất ngay sau đẻ với liều: 0,5mg cho trẻ dưới 1500g, 1mg cho trẻ trên 1500g.
1.4.5.    Vệ sinh chăm sóc da và rốn
Vệ sinh chăm sóc phải đảm bảo vô khuẩn.
Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm và khăn mềm, với cháu non tháng vừa cần tắm nửa người trên của bé, lau khô, ủ ấm rồi mới tiếp tục tắm nốt phần còn lại, với trẻ quá non cần có kỹ thuật tắm bé trong lồng ấp.
Thay băng rốn và sát khuẩn bằng cồn 70°eg hàng ngày sau khi tắm bé cho tới khi rốn rụng và khô thành sẹo.
1.4.6.    Theo dõi
-    Vì trẻ non tháng và nhẹ cân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh, do vậy ta phải theo dõi sát một số các dấu hiệu rối loạn phát hiện sớm bệnh lý xẩy ra như viêm phổi sơ sinh, viêm ruột, xuất huyết não màng não... Để điều trị hoặc chuyển tuyến kịp thời.
-    Rối loạn hô hấp: thở nhanh >60 lần/1 phút.
-    Nôn, sặc (phải xử trí hút thông đường hô hấp tại chỗ trước khi chuyển).
-    Mầu sắc da mặt, môi và các đầu chi.
-    Rối loạn tiêu hoá: số lần đại tiện, số lượng, tính chất và màu sắc phân.
 
-    Phát hiện sớm các bất thường về cơ, xương, khớp, thị giác, thính giác và vận động của trẻ để điều trị hoặc chuyển tuyến kịp thời.
-    Chuyển sơ sinh non tháng và nhẹ cân lên tuyến trên phải ủ ấm bằng phương pháp da áp da.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc trẻ sinh non
  • Chăm sóc trẻ hạ thân nhiệt
  • Chuyển tuyến an toàn cho trẻ sơ sinh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHẢY MÁU SAU ĐẺ

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xây dựng đề cương nghiên cứu cho YHGĐ

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố làm giảm đau lưng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chỉ số áp lực cẳng chân-cánh tay
    Ôn thiếu máu cơ tim
    Tình hình tại Việt Nam
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space