Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


5. Phân loại mức độ

(Tham khảo chính: 4689/QĐ-BYT )

5.1. Mức độ nhẹ

- Người bệnh COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy…

- Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

- Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được.

- X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.

5.2. Mức độ trung bình

5.2.1. Lâm sàng

- Toàn trạng: Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ.

- Hô hấp: Có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phòng. Người bệnh có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang).

- Tuần hoàn: mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường.

- Ý thức: tỉnh táo.

5.2.2. Cận lâm sàng

- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương dưới 50%.

- Siêu âm: hình ảnh sóng B.

- Khí máu động mạch: PaO2 /FiO2 > 300.

5.3. Mức độ nặng

5.3.1. Lâm sàng

- Hô hấp: Có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng.

- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, HA bình thường hay tăng.

- Thần kinh: bệnh nhân có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt.

5.3.2. Cận lâm sàng

- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%.

- Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 200 - 300

- Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.

5.4. Mức độ nguy kịch

5.4.1. Lâm sàng

- Hô hấp: thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường.

- Thần kinh: ý thức giảm hoặc hôn mê.

- Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt.

- Thận: tiểu ít hoặc vô niệu.

5.4.2. Cận lâm sàng

- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%.

- Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L.

- Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20211125covid.docx .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • 2. chẩn đoán
  • 3. Triệu chứng lâm sàng
  • 4. Cận lâm sàng
  • 5. Phân loại mức độ
  • 6. Điều trị
  • 7. Xuất viện và dự phòng lây nhiễm
  • 8. Một số hướng dẫn tổ chức thực hiện
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    hướng dẫn, chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao

    4263/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quản lý bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú

    ICPC2.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ví dụ xây dựng thực đơn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    QUY TRÌNH CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ Ở TRẺ EM
    171
    làm sao dự phòng bệnh vẩy nến
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space