Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phác đồ tăng huyết áp thai kỳ - tiền sản giật – sản giật

(Tham khảo chính: Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch )

  1. Định nghĩa

Tiền sản giật là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

- Bên cạnh tiêu chuẩn này, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng không nhất thiết phải có đạm niệu để chẩn đoán tiền sản giật.

  1. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng để đưa nhận định cụ thể của bệnh mà có thái độ xử trí phù hợp

Bảng 21: Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm cho thai phụ

Xét nghiệm cho thai nhi

Huyết đồ bệnh lý

Siêu âm thai nhau ối

Tiểu cầu

Siêu âm Doppler Velometri

Chức năng động máu

Non Stress Test

Chức năng gan

BBP profile (khi cần thiết)

Creatinin huyết thanh

 

Acid uric

 

Nước tiểu 13 thông số

Đạm niệu 24 giờ

 

Soi đáy mắt, Điện tâm đồ

 

 

  • Tiền sản giật chia ra làm hai thể: thể không nặng và thể nặng. Khi chẩn đoán cần chẩn đoán thể bệnh để xử trí kịp thời.

Bảng 22: Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật (ACOG)

 

Huyết áp

 

HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.

 HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg, tăng huyết áp có thể được xác định trong khoảng thời gian ngắn (vài phút) để thích hợp cho điều trị hạ áp cho bệnh nhân

Đạm niệu

 ≥ 300 mg trong 24 giờ (hoặc lượng đạm này được suy ra từ một khoảng thời gian thu thập nước tiểu tương ứng)

· Hoặc tỷ số Protein/creatinin ≥ 0.3.

· Dip-Stick ≥ 1+ (chỉ sử dụng khi các phương pháp định lượng khác không có sẵn).

 Hoặc trong trường hợp không có đạm niệu, tăng huyết áp mới xuất hiện kèm với 1 trong các dấu hiệu mới khởi phát sau

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu < 100.000 /µL.

Suy thận

 

Creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không có nguyên nhân do bệnh lý thận khác.

Suy tế bào gan

Men gan trong máu tăng gấp 2 lần bình thường.

Phù phổi

Các triệu chứng của não và thị giác.

 

 Tiền sản giật nặng: khi tiền sản giật có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây

  • Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi (trừ trường hợp thuốc hạ áp đã được sử dụng trước đó)
  • Giảm tiểu cầu: tiểu cầu <100.000/µL.
  • Suy giảm chức năng gan: men gan tăng (gấp đôi so với bình thường), đau nhiều ở hạ sườn phải hoặc đau thượng vị không đáp ứng với thuốc và không có nguyên nhân khác.
  • Suy thận tiến triển (creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không do bệnh lý thận khác)
  • Phù phổi.
  • Các triệu chứng của não và thị giác.
  1. ĐIỀU TRỊ
    1. Tiền sản giật
  • Thuốc chống tăng huyết áp    

Trong tiền sản giật, co mạch là cơ chế bệnh sinh chủ yếu. Vai trò của điều trị thuốc chống tăng huyết áp là đánh vào nền tảng của cơ chế bệnh sinh. Thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định khi có tình trạng tăng huyết áp nặng.

·          Huyết áp tâm thu                        ≥ 160 mmHg

·          hoặc Huyết áp tâm trương        ≥ 110 mmHg

- Trong các trường hợp nặng, nên dùng thuốc chống tăng huyết áp liều tấn công dạng tiêm mạch chậm, sau đó chuyển dần sang đường uống.

Mục tiêu điều trị có 2 thành phần:

1.       Trị số huyết áp mục tiêu phải đạt

2.       Sự ổn định của huyết áp trong suốt quá trình điều trị

Bảng 31: Các loại thuốc hạ áp trong tiền sản giật

Thuốc - Cơ chế tác dụng

Liều dùng

Ảnh hưởng

Alpha methyldopa

Ức chế thụ thể Alpha trung ương

 

Liều 500mg - 2000mg chia 2-3 lần

Cung lượng tim không thay đổi, lưu lượng máu tới thận không thay đổi

Sốt, mẹ lơ mơ, viêm gan, thiếu máu tán huyết

Hydralazin

Giãn mạch ngoại vi trực tiếp

10mg X 4 l/ngày trong 2-4 ngày đâu, nếu cần tăng 25mg X 4l/ngày, tối đa 300mg/ ngày

Cung lượng tim tăng, lưu lượng máu tới thận không thay đổi hoặc tăng, mẹ đỏ bừng, đau đầu, nhịp tim nhanh, hội chứng giống Lupus.

Propranolol

Ức chế thụ thể Beta

 

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-120mg

Giảm cung lượng tim, giảm lưu lượng máu tới thận

Tăng cơn co tử cung, có thể làm giảm tưới máu nhau-thai; Suy hô hấp sơ sinh

Labetalol

Ức chế thụ thể Alpha, Beta

 

-  Liều khởi đầu 100mg x 2 lần/ ngày

- 3-4 ngày tăng liều mỗi lần 100mg để đạt HA mục tiêu

Cung lượng tim không thay đổi, lưu lượng máu tới thận không thay đổi

Mẹ run cơ, đỏ bừng, đau đầu. Chống chỉ định ở thai phụ có hen suyễn và suy tim; Suy hô hấp sơ sinh

Nifedipine-

Nicardipine

Ức chế kênh calcium

 

Nifedipine 20mg uống 2-3  lần/ngày

1 ống Nicardipine 10mg/10ml pha với 30 ml Glucose 5%

BTĐ 10ml/giờ,

Cung lượng tim không đổi, lưu lượng máu tới thận không thay đổi, hạ huyết áp tư thế ở mẹ, đau đầu, tim nhanh, mạch nhanh

Tác dụng ở sơ sinh chưa được ghi nhận đầy đủ.

 

  • Phòng ngừa co giật.

MgSO4 được dùng để phòng ngừa co giật. Chỉ dùng MgSO4 cho tiền sản giật có biệu hiện nặng hoặc sản giật.

Liều dùng:

Tấn công : 2-4 gram tiêm mạch chậm ( thường dùng 3 gram)

Duy trì: 1-2 gram/ giờ truyền tĩnh mạch ( thường dùng 1 gram)

Theo dõi: huyết áp , nhịp thở, nước tiểu, phản xạ gân xương

Thời gian điều trị đến sau khi sinh 24 – 48 giờ

Tác dụng phụ quan trọng nhất của MgSO4 là ngộ độc MgSO4. Luôn phải chuẩn bị chất giải độc MgSO4 là calcium gluconate. Khi có ngộ độc MgSO4, calcium gluconate được dùng với liều 10mL calcium gluconate 10% tiêm mạch trong thời gian không dưới 10 phút và đặt nội khí quản nếu bệnh nhân ngưng thở.

Tất cả các trường hợp TSG nặng có chỉ định nhập viện đều phải cấp cứu ban đầu và chuyển tuyến chuyên khoa sản.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ môn phụ sản Đại học y dược TPHCM. Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ. Sản phụ khoa tập 1. NXB Y học; 2006: 462-468
  2. Bộ y tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, 2016.
  3. WHO. Recommendations for prevention and treatment of pre-eclampsia and eclampsia. 2011.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Triệt sản
  • Dụng cụ tử cung tránh thai (IUD)
  • Tư vấn KHHGĐ các phương pháp tránh thai
  • Tránh thai nội tiết
  • Các phương pháp tránh thai rào chắn
  • Phác đồ khám phụ khoa
  • Phác đồ tăng huyết áp thai kỳ - tiền sản giật – sản giật
  • Chẩn đoán và xử trí đái tháo đường thai kỳ
  • Quy trình khám thai
  • Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết
  • Viêm âm đạo do nấm
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm âm đạo do trùng roi (trichomoniasis)

    4568/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm bệnh nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lạm dụng và lệ thuộc vào chất gây nghiện

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các chuyên ngành trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
    Dịch tể của rối loạn dáng đi
    Teo da
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space