Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Viêm âm đạo do vi khuẩn

(Tham khảo chính: Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch )

  1. Giới thiệu

- Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi mất cân bằng giữa những vi sinh vật bình thường trú ở âm đạo với sự suy giảm Lactobacillus và sự phát triển quá mức của những vi khuẩn khác. Những vi khuẩn gây bệnh thường là Gardnerella vaginalis, Prevotella, Porphyromonas, Bacteroides, Peptostreptococcus, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum và Mobiluncus

- Khoảng 40 - 50% phụ nữ có hội chứng tiết dịch âm đạo

- Yếu tố nguy cơ:

+ Quan hệ tình dục

+ Sử dụng kháng sinh

+ Thay đổi hormon do mang thai, cho con bú, hoặc thời kỳ mãn kinh

+ Thụt rửa âm đạo

+ Sử dụng thuốc diệt tinh trùng

+ Nhiễm trùng

  1. Triệu chứng

Khoảng 50 - 75% không có triệu chứng. Chẩn đoán khi có 3 trong 4 triệu chứng theo tiêu chuẩn của Amsel:

- Khí hư: có mùi hôi, màu trắng xám, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo

- Test Sniff (+): nhỏ KOH 10% vào huyết trắng có mùi cá ươn

- pH âm đạo > 4.5

- Clue cell (+) khi nhuộm Gram

- Ngoài ra con có thể có các triệu chứng sau:

+ Ngứa âm hộ

+ Viêm nề âm hộ

+ Giao hợp đau

  1. Điều trị

3.1 Phụ nữ không có thai

- Sử dụng một trong các phác đồ sau đây

+ Metronidazol 2 gram (hoặc Tinidazol hoặc Secnidazol 2 gram) uống liều duy nhất hoặc,

+ Metronidazol 500 mg, 1 viên x 2 lần x 7 ngày hoặc,

+ Clindamycin 300 mg, 1 viên x 2 lần x 7 ngày

- Có thể dùng kèm thuốc đặt hoặc kem bôi có chứa Metronidazol và Clindamycin

- Khuyến cáo không nên điều trị cho bạn tình của người bệnh bị nhiễm khuẩn âm đạo

3.2 Phụ nữ mang thai

- Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo có nguy cơ sanh non.

- Điều trị nhiễm trùng âm đạo có triệu chứng cho phụ nữ mang thai để làm giảm triệu chứng:

+ Metronidazol 500 mg, 1 viên x 2 lần x 7 ngày

+ Clindamycin 300 mg, 1 viên x 2 lần x 7 ngày

- Nên điều trị nhiễm trùng âm đạo không triệu chứng ở phụ nữ mang thai có kế hoạch chấm dứt thai kỳ. Điều trị trước mổ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.

- Một số bác sĩ tránh sử dụng Metronidazol trong tam cá nguyệt đầu tiên vì có khả năng gây quái thai. Tuy nhiên, CDC, AJOG không còn phản đối việc sử dụng Metronidazol trong tam cá nguyệt đầu tiên.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2016), Hội chứng tiết dịch âm đạo, trang 336 - 338.
  2. Viêm âm đạo do nấm, Phác đồ phụ khoa (2019), Bệnh viện Hùng Vương.
  3. ACOG Practice Bulletin (2006), Clinical management guidelines for obstetrician - gynecologist, number 72, vol 107 (5), p.1195 - 1206.

 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Triệt sản
  • Dụng cụ tử cung tránh thai (IUD)
  • Tư vấn KHHGĐ các phương pháp tránh thai
  • Tránh thai nội tiết
  • Các phương pháp tránh thai rào chắn
  • Phác đồ khám phụ khoa
  • Phác đồ tăng huyết áp thai kỳ - tiền sản giật – sản giật
  • Chẩn đoán và xử trí đái tháo đường thai kỳ
  • Quy trình khám thai
  • Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết
  • Viêm âm đạo do nấm
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kết quả tham vấn

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Liche hóa (lichénification)

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CIPROFLOXACIN
    Chẩn đoán phân biệt
    tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space