Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xét nghiệm theo dõi trước và trong khi điều trị ARV

(Trở về mục nội dung gốc: 5456/QĐ-BYT )

Bảng 4: Xét nghiệm theo dõi trước và trong khi điều trị ARV

Thời điểm điều trị HIV

Các xét nghiệm

Thời điểm đăng ký điều trị

- Số lượng tế bào CD4

- Công thức máu toàn phần

- Creatinin, AST, ALT

- HBsAg, anti - HCV

- CrAg cho các trường hợp có CD4 < 100 tế bào/mm3

- Thử thai đối với phụ nữ dự định điều trị DTG

- XN chẩn đoán lao nếu sàng lọc lao dương tính

- Các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng

Trong quá trình điều trị ARV

- Creatinin 6 - 12 tháng một lần khi sử dụng TDF hoặc nghi ngờ có tổn thương thận (tính mức lọc cầu thận).

- Công thức máu toàn phần 6 - 12 tháng một lần khi sử dụng AZT hoặc khi nghi ngờ có thiếu máu.

- AST, ALT 6 - 12 tháng một lần hoặc trong trường hợp có chỉ định lâm sàng.

- Lipid máu, đường máu 12 tháng một lần hoặc trong trường hợp có chỉ định lâm sàng

- Thử thai nếu nghi ngờ mang thai ở người đang sử dụng DTG.

- XN tải lượng HIV:

Thường quy:

Đối với người bắt đầu điều trị thuốc ARV hoặc chuyển sang phác đồ ARV bậc 2 hoặc bậc 3 dưới 12 tháng: Thực hiện XN tại thời điểm 6 tháng hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt;

Đối với người bắt đầu điều trị thuốc ARV hoặc chuyển sang phác đồ ARV bậc 2 hoặc bậc 3 từ 12 tháng trở lên:

+) Thực hiện xét nghiệm tại thời điểm 12 tháng sau khi bắt đầu điều trị ARV hoặc sau khi chuyển phác đồ và định kỳ sau đó 12 tháng một lần.

+) Có thể thực hiện XN tải lượng HIV thường quy trong vòng trước hoặc sau thời điểm cần làm XN định kỳ 3 tháng. Ví dụ, có thể thực hiện XN tải lượng HIV thường quy đối với người bệnh điều trị thuốc ARV được 24 tháng tại thời điểm từ 21 tháng đến 27 tháng sau khi điều trị thuốc ARV.

Khi có dấu hiệu thất bại điều trị lâm sàng hoặc miễn dịch hoặc khi tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml: Chi tiết xem tại mục 7.2, sơ đồ 2 Chẩn đoán và xử trí thất bại điều trị thuốc ARV.

XN tải lượng HIV cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Chi tiết xem tại chương II, mục 6.4.1. Điều trị ARV cho mẹ.

- XN tế bào CD4 trong các trường hợp sau:

+) Không có XN tải lượng HIV thường quy: xét nghiệm CD4 6 tháng 1/lần.

+) Có XN tải lượng HIV: XN CD4 6 tháng một lần, ngừng XN CD4 khi người bệnh điều trị ARV được ít nhất 1 năm, có tình trạng lâm sàng ổn định và tải lượng HIV < 200 bản sao/ml.

+) Quyết định ngừng điều trị dự phòng thứ phát một số bệnh NTCH.

- Anti - HCV: xét nghiệm mỗi năm một lần nếu kết quả trước đó âm tính và có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan C.

- HBsAg: xét nghiệm lại khi người bệnh khi có chỉ định lâm sàng.

- Các XN khác theo chỉ định lâm sàng và/hoặc phác đồ thuốc ARV người bệnh sử dụng.

Đánh giá mức độ suy thận: Sử dụng công thức Cockcroft-Gault (CG) dưới đây để ước tính mức lọc cầu thận:

eGFR =

(140-tuổi) x (cân nặng theo kg) x 0.85 (nếu là nữ)

(72 x Creatinin huyết thanh tính bằng mg%

Quy đổi creatinin huyết thanh: 1 mg% = 88.4 µmol/l.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102215456_QĐ-BYT.docx.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 5456/QĐ-BYT

  • Điều trị ARV phác đồ bậc một
  • Điều trị ARV cho người nhiễm HIV đồng mắc lao
  • Xét nghiệm theo dõi trước và trong khi điều trị ARV
  • Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    mộng thịt

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm ống tai ngoài (cấp tính - mạn tính)

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bản chất

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tương tác giữa thuốc điều trị viêm gan vi rút c và các thuốc khác
    Phân biệt nhịp nhanh thất - nhịp nhanh kịch phát trên thất
    Thống kê phân tích đơn giản
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space