Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh lý nút xoang

(Tham khảo chính: Tổng quan bệnh lý nút xoang)

Rối loạn chức năng nút xoang (hội chứng nút xoang bệnh) dùng để chỉ một nhóm các loại loạn nhịp tim bao gồm nhịp chậm xoang, ngưng xoang, blốc xoang nhĩ, và nhịp nhanh trên thất kịch phát xen kẽ với những giai đoạn nhịp nhậm hoặc thậm chí là vô tâm thu (hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm). Bệnh nhân bị hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm có thể có triệu chứng do nhịp nhanh kịch phát hoặc nhịp chậm hoặc cả hai. Cần phải chứng tỏ có sự tương quan giữa triệu chứng của bệnh nhân và rối loạn nhịp bằng cách sử dụng điện tâm đồ, theo dõi điện tâm đồ 24h (Holter ECG), hoặc máy ghi biến cố về nhịp (event recorder) được cấy vào người bệnh nhân. Đôi khi rất khó chứng minh sự tương quan này vì các cơn loạn nhịp chỉ xảy ra thoáng qua. Nếu được khảo sát điện sinh lý, chúng ta có thể xác định bất thường chức năng nút xoang bằng cách chứng tỏ có sự kéo dài thời gian hồi phục nút xoang hoặc kéo dài thời gian dẫn truyền xoang nhĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng khảo sát điện sinh lý để đánh giá rối loạn chức năng nút xoang bị hạn chế do các đặc điểm về độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của phương pháp này.

Rối loạn chức năng nút xoang có thể biểu hiện dưới dạng giảm khả năng đáp ứng nhịp khi gắng sức. Máy tạo nhịp có chức năng đáp ứng nhịp giúp ích cho nhóm bệnh nhân này nhờ phục hồi nhịp tim sinh lý khi hoạt động thể lực.

Nhịp chậm xoang có thể chỉ là nhịp sinh lý đối với vận động viên, những người này thường có nhịp tim 40 -50 lần/phút khi thức và có thể có nhịp tim lúc ngủ giảm sâu đến 30 lần/phút, kèm những khoảng ngưng xoang hoặc blốc nhĩ thất độ II type I tạo ra những khoảng ngưng xoang kéo dài đến 2.8 giây. Những dấu hiệu này là do tăng trương lực phó giao cảm trong lúc ngủ.

  • Bệnh lý nút xoang
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    bỏng nắng

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống lâm sàng 1

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thể lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhiễm trùng mô mềm do chó, mèo cắn
    Tiên lượng
    Hướng dẫn chi tiết về điều trị toàn thân trong bệnh vẩy nến
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space