2.7.1 Viêm họng do virus
- Không dùng kháng sinh.
- Điều trị triệu chứng là chủ yếu:
o Nghỉ ngơi.
o Uống nhiều nước ấm.
o Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc Ibuprofen.
o Giảm đau tại chỗ: Viên ngậm chứa thuốc tê (benzocaine, lidocaine), thuốc xịt họng, súc miệng bằng nước muối ấm (nửa thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm).
o Tránh các chất kích ứng (khói thuốc, rượu bia).
2.7.2 Viêm họng do Liên cầu khuẩn nhóm A (GAS)
- Mục tiêu: Giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bệnh, ngăn ngừa lây lan và quan trọng nhất là phòng ngừa biến chứng (sốt thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, áp-xe).
- Kháng sinh là bắt buộc:
o Lựa chọn hàng đầu: Penicillin V uống hoặc Amoxicillin uống (thường dùng hơn vì mùi vị dễ chịu, uống ít lần hơn). Benzathine Penicillin G tiêm bắp một liều duy nhất (dùng khi bệnh nhân khó tuân thủ điều trị uống).
o Nếu dị ứng Penicillin: nếu có phản ứng không nặng (phát ban): Cephalosporin thế hệ 1 (Cephalexin, Cefadroxil) ; nếu có phản ứng nặng (phản vệ): Clindamycin hoặc Macrolide (Azithromycin, Clarithromycin)
o Thời gian điều trị: Thường là 10 ngày (trừ Azithromycin thường dùng 5 ngày). Cần uống đủ liệu trình ngay cả khi hết triệu chứng sớm.
- Điều trị hỗ trợ: Tương tự viêm họng do virus (nghỉ ngơi, bù dịch, giảm đau, hạ sốt).
- Cách ly: Bệnh nhân nên ở nhà, không đi học/đi làm cho đến khi uống kháng sinh được ít nhất 12-24 giờ và hết sốt.
2.7.3 Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (EBV)
- Chủ yếu điều trị triệu chứng: Nghỉ ngơi, bù dịch, giảm đau, hạ sốt (Paracetamol, Ibuprofen).
- Tránh dùng Ampicillin hoặc Amoxicillin: Có thể gây phát ban dạng sởi lan tỏa (không phải dị ứng).
- Corticosteroid (Prednisone): Cân nhắc sử dụng trong trường hợp amiđan sưng to gây tắc nghẽn đường thở đáng kể, hoặc có biến chứng huyết học, thần kinh nặng (chỉ định bởi bác sĩ).
- Tránh hoạt động thể lực gắng sức: Đặc biệt là các môn thể thao đối kháng trong ít nhất 3-4 tuần do nguy cơ vỡ lách (ngay cả khi không sờ thấy lách to trên lâm sàng).
2.7.4 Viêm họng do trào ngược (GERD/LPR)
- Điều trị bệnh trào ngược: Thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thay đổi lối sống (nâng cao đầu giường, tránh ăn khuya, giảm cân, tránh thức ăn/đồ uống kích thích).
2.7.5 Viêm họng do dị ứng
- Tránh tiếp xúc dị nguyên.
- Thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi corticosteroid, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
|